Nghề rửa xe: Vốn ít, thu nhập ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nghề rửa xe không đòi hỏi nhiều vốn, chỉ cần siêng năng, nhiệt tình là có thể có thu nhập ổn định. Chính vì vậy, nhiều người dân ở khu vực đô thị đã chọn nghề này để mưu sinh. 
Từng nhiều năm đi làm thuê với đủ thứ công việc nhưng cuộc sống của anh Phan Văn Toàn (124 đường Trần Văn Bình, xã Trà Đa, TP. Pleiku) vẫn không hề dư dả. Đến khi lập gia đình và có thêm con nhỏ, cuộc sống của anh càng trở nên khó khăn. “Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định mở tiệm rửa xe. Đây là công việc không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư, chỉ cần mua các thiết bị như: máy bơm nước, máy rửa xe khí nén... hết khoảng hơn chục triệu đồng, gia đình lại có sẵn mặt bằng”-anh Toàn cho biết.
Thời gian đầu mở tiệm rửa xe, do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng nên anh Toàn gặp không ít khó khăn. Nhiều lần anh bị khách hàng phàn nàn do rửa xe chậm chễ, để xảy ra sự cố với máy móc. Tuy nhiên, nhờ cẩn thận, chịu khó học hỏi nên chỉ sau một thời gian, mọi công đoạn anh đều làm trơn tru, nhanh chóng. Phản hồi của khách hàng theo đó cũng tốt dần lên. Lượng khách hàng tìm đến tiệm rửa xe ngày càng đông, anh phải nhờ vợ hỗ trợ thêm mới làm hết việc. “Thu nhập của gia đình tôi từ đó cũng được cải thiện. Quan trọng hơn là mở tiệm rửa xe, tôi được ở gần vợ con và gia đình”-anh Toàn chia sẻ thêm.
  Nhiều gia đình chọn nghề rửa xe để phát triển kinh tế. Ảnh: H.P
Nhiều gia đình chọn nghề rửa xe để phát triển kinh tế. Ảnh: H.P
Giá dịch vụ rửa xe tại tiệm của anh Toàn dao động trong khoảng 15-20 ngàn đồng/xe máy, 50-70 ngàn đồng/ô tô con. Ngoài ra, anh còn làm thêm các dịch vụ khác như hút bụi vệ sinh nội thất xe với giá khoảng 20-40 ngàn đồng/lần. Trung bình mỗi ngày, tiệm của anh có từ 10 đến 15 khách hàng, thu nhập đạt khoảng 250 ngàn đồng.
Gia đình chị Trần Thị Thu (426 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cũng mở tiệm rửa xe tại nhà. Chị Thu cho hay: “Để giữ mối, tôi rửa xe rất kỹ. Nhiều lúc khách đông quá, tôi phải nhịn cơm để làm cho xong việc vì không muốn khách đợi lâu. Tuy hơi cực nhưng nghề này khá bền, lại cho thu nhập ổn định”.
Theo nhiều người làm nghề rửa xe, để “hút” khách, các tiệm cần có thêm một số dịch vụ như thay nhớt, vô dầu mỡ có khuyến mãi. Ngoài ra, phải tìm được mặt bằng đủ rộng, ở những vị trí thuận tiện. Nhưng để thuê được mặt bằng đẹp thì giá lại cao. Vì vậy, nghề này chỉ phù hợp với những gia đình có sẵn mặt bằng, tự mở tiệm lấy công làm lời.
Mặc dù là nghề khá đơn giản nhưng do đặc thù công việc luôn tiếp xúc với nước nên thợ rửa xe dễ bị mắc các bệnh nấm kẽ tay, kẽ chân. Anh Đặng Văn Bình (đường Lý Thái Tổ, phường Yên Đổ, TP. Pleiku), người đã gần 10 năm gắn bó với nghề rửa xe, tâm sự: “Bàn tay, bàn chân tôi không chỗ nào lành lặn hết. Có lúc bị nước “ăn” nặng, kẽ tay, kẽ chân rướm cả máu, lại thường xuyên tiếp xúc với xà phòng nên các vết thương cứ lở loét. Còn bệnh dạ dày thì ai cũng bị vì công việc lệ thuộc vào khách hàng, thường xuyên nhịn đói, bỏ bữa hoặc ăn rồi làm liền không nghỉ ngơi. Ngoài ra, tay chân bị trầy xước khi rửa xe là chuyện thường ngày”.
 HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.