Nghề đào giếng thu nhập cao nhờ nắng hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong lúc người trồng tiêu, cà phê… trên địa bàn huyện Chư Pưh nói riêng và tỉnh nói chung phải gồng mình chống hạn thì nghề đào giếng, khoan giếng đang khá phấn khởi khi đang “đắt hàng” và đem lại thu nhập mỗi tháng khá cao.

Nắng hạn kéo dài, lượng mưa trung bình năm 2015 thấp làm cho mực nước tại các ao hồ, đập, giếng… trên địa bàn huyện Chư Pưh xuống thấp dẫn đến tình trạng không đủ nước để tưới cho cây trồng. Hàng ngàn ha tiêu, cà phê… trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, khô hạn, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng như năng suất cây trồng vụ này và cả những vụ tiếp theo.

Người nông dân đã phải tự nghĩ ra nhiều giải pháp, dùng mọi cách để chống hạn cho cây trồng của mình như tưới nước tiết kiệm, đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt… Họ sẵn sàng bỏ ra vài chục đến cả trăm triệu đồng để khoan giếng, đào thêm giếng, cảo giếng tìm thêm nguồn nước tưới cho cây trồng.

Ông Nguyễn Thiện Phú (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) cho biết: “Mọi năm giếng nhà tôi vẫn đủ nước để tưới cho hơn 1.000 trụ tiêu nhưng năm nay nắng hạn quá, dù đây mới là thời điểm đầu mùa khô nhưng mực nước xuống khá thấp không đủ để tưới nên phải bỏ tiền thuê người cảo giếng sâu xuống nữa, sau đó khoan thêm 2 đến 4 mũi (mỗi mũi khoảng 200 mét) với hy vọng sẽ có nước tưới trong thời gian tới. Năm nay, tình trạng thiếu nước diễn ra trên diện rộng, do đó nhiều người cũng phải thuê công đào, cảo, khoan giếng nên việc thuê thợ đào giếng trở nên khan hiếm, tôi phải gọi đặt trước cả tháng mới thuê được".   

 

 Anh Quận bắt đầu xuống đáy giếng. Ảnh: Đỗ Hằng
Anh Quận bắt đầu xuống đáy giếng. Ảnh: Đỗ Hằng

“Vào thời điểm này năm ngoái tuy vẫn có việc làm nhưng không nhiều như hiện nay, đội chúng tôi hầu như không có thời gian nghỉ ngơi trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Trung bình mỗi tháng đội chúng tôi nhận cảo và khoan được4 cái giếng (những năm trước chỉ được 1 đến 2 giếng), mỗi giếng trung bình mất khoảng 5 đến 7 ngày tùy theo độ sâu cạn của giếng. Bình quân thu nhập mỗi giếng sau khi hoàn thành khoảng trên 20 triệu đồng, tương đương thu nhập của mỗi người trong đội mỗi tháng cũng được trên 20 triệu đồng”-anh Phan Văn Quận (thôn Plei Đung, xã Ia Hrú) phấn khởi cho biết.

Dù đây chỉ là nghề tay trái, kiếm thêm thu nhập khi công việc đồng áng, mùa vụ không còn bận rộn nhưng 30 năm nay cứ mỗi khi vào mùa khô, ông Phạm Văn Tới (thôn Plei Đung, xã Ia Hrú) lại cùng đội đào giếng của mình rong ruổi khắp nơi. Ông Tới cho biết: “Dù nghề này khá vất vả đòi hỏi nhiều sức lực và nguy hiểm so với các nghề khác nhưng do đã quen rồi nên cũng không có vấn đề gì, tôi mong ngày nào cũng có người thuê làm để anh em có thêm thu nhập cho gia đình”. Cũng theo ông Tới trong thôn của ông có tới hơn 10 đội chuyên đi đào, cảo, khoan giếng nhưng vào thời điểm này hầu như tất cả đều “kín lịch” bởi lượng người có nhu cầu thuê là rất lớn.

 

Đất được vét từ đáy giếng đưa lên. Ảnh : Quang Tấn
Đất được vét từ đáy giếng đưa lên. Ảnh: Quang Tấn

Theo dự báo, thời gian tới tình trạng hạn hán sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, thiếu nước tưới cho cây trồng là điều không thể tránh khỏi, do đó những thợ đào giếng như: anh Quận, ông Tới… sẽ vẫn tiếp tục “đắt hàng”, đi tìm nguồn nước giải hạn cho cây trồng của người nông dân.

Tấn Hằng

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm