Nghề bán hy vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chẳng có thống kê nào về số người bán vé số ở TP. Pleiku nói riêng và cả nước nói chung, nhưng thực tế cho thấy đội quân này khá đông đảo. Ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng khoảng 30 phút ở một quán ngay phố chính đã có 8-10 người đến mời mua vé số, nam phụ lão ấu đủ cả, một vài khuôn mặt quen dễ đã có chục năm trong nghề.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Tôi hỏi một phụ nữ luống tuổi ăn mặc khá tươm tất về chuyện thu nhập, bà bảo, đi bán vé số chỉ để lo cho bản thân chứ không nuôi ai nên cũng tạm đủ, không phải nhờ đỡ con cái, lớn tuổi rồi chịu khó lang thang đường này phố nọ một chút thôi. Một cặp vợ chồng tuổi ngoài 30 có 2 con nhỏ, ngày ngày chồng một nơi, vợ một nơi chào mời tích cực, thu nhập đủ nuôi con ăn học. Cặp đôi này tuyệt nhiên không bao giờ cho con đi theo cha mẹ. Họ nói dù gì đi nữa luôn mong được thoát cảnh mưu sinh này, chật vật lắm, chẳng dư dật chút nào cho con cái đâu. Một số thì luôn cặp bên mình đứa bé như dặm thêm “chất đắng” cho gia cảnh, mưu cầu lòng thương cảm của khách mua. Một người quen có gia cảnh cũng chẳng phải khó khăn lắm tham gia cái nghề rong ruổi đường phố này giãi bày với tôi rằng, đây là cách luyện tập của chị để cải thiện tình trạng bệnh tật, lại có thêm đồng vào đồng ra. Một bà lão 72 tuổi thì thú thật mình dành dụm được khoảng 3 triệu đồng/tháng sau khi lo chuyện ăn ở. Cũng không tệ chút nào.

Chắc chắn, số lượng người chọn bán vé số để mưu sinh không phải là ít và đây cũng không phải là một sự chọn lựa cùng đường. Họ đang sống được bằng công việc đó nhờ 2 đầu cung cầu đều rất thuận lợi. Gần như tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có công ty xổ số với giải thưởng đặc biệt hàng tỷ đồng. Mấy năm nay, Vietlott-xổ số kiểu... Mỹ ăn thua lên đến hàng vài chục tỷ đồng mỗi lần xổ-nhảy vào thì thị trường bán mua hy vọng này càng sôi động. Siêng năng rong ruổi, chịu khó chào mời, những người bán vé số có thể kiếm được hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Đóng góp tích cực nhất thuộc về người mua, bởi hy vọng luôn là thuộc tính của con người. Dư dật vẫn muốn có thêm, cái đủ chưa bao giờ có định mức, thiếu thốn thì trông chờ vào may rủi nên người giàu sang, kẻ nghèo khó tất thảy đều đổ vào mua hy vọng từ những tấm vé số. Làm lụng vất vả kiếm được một ngày lương hơn trăm ngàn vẫn dành ra 10 ngàn cho một tấm vé số chờ vận may. Doanh số từ “phân khúc” khách hàng này không lớn, nhưng số lượng rất đáng kể. Tôi biết một đại gia có tài sản tính đến ngàn tỷ đều đặn bỏ nhiều tiền tậu niềm hy vọng, cả trăm vé mỗi lần mua, xác suất trúng khá lớn nhưng may ra chỉ được vài giải 7, 8 gì đó. Anh hài hước nói: “Tiền trúng số làm mình “đã” hơn tiền trúng mánh, dù bỏ ra triệu bạc mua vé chỉ trúng được trăm ngàn!”.

Xem ra, khi người ta càng thất vọng thì lại càng nuôi hy vọng nên thị trường vé số dù không quảng cáo, không trống dong cờ mở vẫn cứ âm thầm mà xôn xao trên từng vỉa hè, trong mỗi buổi quay mở thưởng cuối ngày. Thậm chí, kinh tế càng khó khổ, vé số vẫn cứ xổ đều. Nghịch lý nhưng rất tâm lý đấy.

 NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.