Ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, thẳng thắn nhận sai để sửa cho nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Về vụ ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đến nay Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức công bố kết luận nguyên nhân.
Nước ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: Phạm Duy

Nước ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: Phạm Duy

Các kết luận sau chưa thuyết phục.

Ví dụ, "do đây là tuyến mới, đi sát sông Phan, dòng chảy quanh co, thượng lưu có đập sông Phan nên chế độ thủy văn rất phức tạp". Tất cả những điều này tồn tại trước mắt, không có gì phải bất ngờ, khảo sát thiết kế tất nhiên phải biết trước.

Ví dụ, "nguyên nhân ngập đoạn tuyến nằm sát sông Phan, phía thượng lưu có đập sông Phan cách vị trí ngập 8,6km. Các đập nói chung sau khi đưa vào vận hành, dòng chảy phía hạ lưu thường có biến đổi". Cái đập sông Phan không phải mới xuất hiện, chuyện đập phía trên sẽ thay đổi dòng chảy hạ lưu cũng không phải là "phát hiện khoa học mới", mà đó là kiến thức cơ bản.

Ví dụ, "phía hạ lưu cầu sông Phan, lòng sông, suối có hệ thực vật xâm lấn, bồi lắng làm thu hẹp dòng chảy, gây dềnh ứ nước cục bộ dẫn đến mực nước tại khu vực cống dâng cao, gây ngập đường". Những điều này cũng bày biện rõ ràng, thiên nhiên không "giấu giếm", đúng ra phải nhận thấy khi khảo sát.

Còn đây là kết luận đáng quan tâm nhất: Các chuyên gia cũng đều thống nhất đánh giá việc tính toán cao độ thiết kế theo tần suất 1% tại vị trí cống mà chưa xét đến mực nước dềnh là trách nhiệm của đơn vị tư vấn mặc dù không phải là lỗi cố ý.

Đương nhiên ở đây là thiếu sót về chuyên môn, không ai dại dột cố ý làm sai, trừ khi có mục đích tham nhũng. Còn đối với sự cố này, cho thấy chỉ liên quan đến kỹ thuật.

Nói cho dễ hiểu, đó là thiết kế đoạn đường này thấp dẫn đến bị ngập. Cho nên, giải pháp tổ chức thanh thải các chướng ngại vật lòng sông từ vị trí cống về phía hạ lưu cầu sông Phan để tăng khả năng thoát nước và hạ thấp cao độ mực nước dềnh tại vị trí cống chỉ là tạm thời. Không thể cứ đến mùa mưa là đi dọn chướng ngại, và cũng không chắc dọn rồi thì hết ngập.

Hãy cứ nhìn thẳng vào bản chất của sự cố, nghiên cứu khách quan, khoa học. Nếu do thiết kế đoạn đường này thấp dẫn đến bị ngập, thì thẳng thắn nhận sai, sửa lại để đảm bảo kỹ thuật.

Có làm thì cũng có thể sai, đó là chuyện bình thường, kiểm điểm, rút kinh nghiệm để làm những dự án sau tốt hơn. Việc cần làm ngay lúc này là thẳng thắn xác định điểm sai sót để khắc phục kịp thời, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lưu thông. Dứt khoát như vậy đi.

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.