Ngành Giáo dục huyện Chư Pưh quyết tâm đổi mới, sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã thể hiện quyết tâm đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học mới. 
Trước thềm năm học mới, tranh thủ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, phụ huynh, Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hòa) đã đầu tư lát gạch sân trường nhằm đảm bảo chỗ vui chơi, hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh. Đồng thời, nhà trường cũng đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, sẵn sàng đón các em học sinh. Thầy Trịnh Mạnh Thắng-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Năm học 2022-2023, toàn trường có 23 lớp với 839 học sinh, trong đó, tuyển sinh đầu cấp được 168 em, đạt 100%. Đặc biệt, nhà trường cũng đã chuẩn bị khá chu đáo về lớp học, bổ sung bàn ghế để đáp ứng cho các em lớp 1, 2, 3 học cả ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ngoài ra, 100% giáo viên lớp 1, 2, 3 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, kỹ thuật, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
Cơ sở vật chất Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm học mới. Ảnh: Quang Tấn
Cơ sở vật chất Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm học mới. Ảnh: Quang Tấn
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pưh cũng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ ngủ… cho các em học sinh trong năm học mới. Hiệu trưởng Trần Thanh Bình cho hay: “Năm học 2022-2023, toàn trường có 300 học sinh, trong đó, học sinh đầu cấp là 75 em. Nhằm giúp các em làm quen với môi trường mới, nhất là học sinh lớp 6, chúng tôi phân công giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên ở tập thể quan tâm, hướng dẫn các em trong sinh hoạt, học tập. Bên cạnh đó, nhà trường cũng trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân tối thiểu cho mỗi học sinh cũng như bố trí chỗ ngủ đảm bảo 8 em/phòng. “Khó khăn lớn nhất hiện nay của nhà trường là khu vệ sinh ở xa ký túc xá. Rất mong các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng lại khu vệ sinh để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các em học sinh trong năm học này và những năm tiếp theo. Ngoài ra, theo quy định, toàn trường còn thiếu 2 biên chế giáo viên mới đảm bảo tỷ lệ 2,2 giáo viên/lớp”-thầy Bình nói. 
Nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trường học nghiêm cấm việc thu ngoài học phí. Đặc biệt, nghiêm cấm các trường thu tiền học sinh đầu cấp khi đi nộp hồ sơ. Việc thu các khoản ngoài học phí phải được hội đồng nhà trường thông qua chủ trương, được phụ huynh học sinh thống nhất cao và phù hợp với điều kiện thực tế.
Trao đổi với P.V, ông Đậu Sỹ Quốc-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện-thông tin: Năm học 2022-2023, toàn huyện có hơn 18 ngàn học sinh ở 3 bậc học với 548 lớp. Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng đã chỉ đạo các trường tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, vệ sinh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng trường lớp, khu ở tập thể, môi trường xung quanh... Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn huy động 100% trẻ ra lớp. Nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục cho cả năm học, ngành Giáo dục huyện đã tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, tìm hiểu các nội dung chương trình giáo dục mới bằng nhiều hình thức. Trong đó, ưu tiên đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy và học tập, ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, ngành Giáo dục huyện cũng đã xây dựng phương án tuyển giáo viên hợp đồng trong biên chế cho các bậc học. Đến thời điểm này, các trường đã hoàn thành việc bố trí, phân công chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đón học sinh tựu trường, khai giảng năm học mới. Cùng với đó, Phòng cũng đã tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí mua sách giáo khoa mới cho các em học sinh lớp 3 và lớp 7 người dân tộc thiểu số để đảm bảo cho các em có điều kiện học tập tốt nhất.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã sẵn sàng cho năm học mới 2022-2023. Ảnh: Quang Tấn
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã sẵn sàng cho năm học mới 2022-2023. Ảnh: Quang Tấn
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh cho biết thêm: “Khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất chưa đáp ứng với chương trình học mới 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1, 2, 3. Để giải quyết trước mắt, huyện chỉ đạo các trường mượn nhà văn hóa thôn, làng, phòng học trường mẫu giáo để đảm bảo việc dạy và học. Đồng thời, vận động giáo viên dạy thêm ngày thứ bảy hoặc ghép lớp để đảm bảo việc dạy và học theo quy định. Về lâu dài, Phòng sẽ tham mưu UBND huyện đầu tư xây dựng các điểm trường trung tâm để đưa về học tập trung, vừa đảm bảo điều kiện vật chất và môi trường học tốt hơn cho các em”.
QUANG TẤN

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).