Ngăn những cái chết thương tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một tai nạn hy hữu vừa xảy ra tại tỉnh Đồng Nai, khi một học sinh 8 tuổi đùa giỡn với bạn bị ngã đến chấn thương sọ não. Cũng may, cậu bé đã được cấp cứu kịp thời.

Thoạt nghe tưởng chừng những vụ tai nạn như trên rất hiếm hoi. Nhưng không. Tai nạn như trên được thống kê vào tai nạn thương tích trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 0-15. Theo số liệu từ cơ quan chức năng, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 370.000 vụ tai nạn thương tích, gây tử vong cho hơn 3.500 trẻ. Một con số khủng khiếp!

Nguyên nhân thì thiên hình vạn trạng nhưng tỉ lệ tử vong lớn nhất vẫn là đuối nước và tai nạn giao thông. Với đặc điểm nhiều sông hồ, gần biển, canh tác cạnh khu dân cư... nên mỗi năm tại Việt Nam có hơn 2.000 trẻ đuối nước. Con số đau lòng này giảm rất chậm trong nhiều năm qua dù hàng loạt giải pháp đã được triển khai từ trung ương đến địa phương.

Chúng ta có chương trình dạy bơi cho trẻ em được triển khai rất quy mô từ 10 năm trước nhưng đến nay hiệu quả cũng không cao. Ngay tại các thành phố lớn như TP HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng... học sinh cũng chưa được phổ cập môn bơi lội. Phần lớn các trẻ có kỹ năng bơi lội là được gia đình tự túc cho học từ các câu lạc bộ thể dục thể thao. Các địa phương viện lý do khó tổ chức dạy bơi vì điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, dù kinh phí xây hồ bơi không đáng là bao so với ngân sách địa phương. Mà dù có tốn kém đến mức nào cũng phải làm, bởi kỹ năng này quá quan trọng, liên quan đến sinh mạng của số đông học sinh.

Một nguyên nhân sâu xa khác là chương trình giáo dục bậc tiểu học và THCS quá nặng về truyền đạt kiến thức mà xem nhẹ trang bị kỹ năng, kể cả những kỹ năng mang tính sinh tồn như bơi lội, giao thông, ứng phó với các mối nguy hiểm thường nhật... Không khó để thấy rất nhiều học sinh THPT chưa biết đi xe đạp, thậm chí có em chưa biết cắm nồi cơm điện. Thật khó chấp nhận khi học sinh có thể luận về vật lý vũ trụ nhưng không biết thay một bóng đèn; có thể giải các phương trình toán học phức tạp nhưng chưa bao giờ giúp cha mẹ làm việc nhà...

Các chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em đã được đặt ra nhiều lần và thường xuyên tổ chức hội thảo cấp quốc gia và cả hợp tác quốc tế nhưng số trẻ bị tai nạn tử vong vẫn cao thì cần phải xem lại sự vận hành của các chương trình này. Gần đây nhất, ngày 19-7-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tổng quát "Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội".

Trách nhiệm của từng địa phương là phải thực hiện chương trình trên triệt để và đo đếm kết quả bằng con số thực tế chứ không thể mãi bằng lòng với những giải pháp được đưa vào báo cáo hằng năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đến lúc này, tỉ lệ tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam vẫn cao gấp 3 lần các nước phát triển. Đằng sau tỉ lệ này chính là cả ngàn sinh mạng.

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.