Ngăn chặn thảm án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Án mạng giết người ở nước ta từ chỗ rất hiếm khi xảy ra, thi thoảng cộng đồng lại rúng động khi báo chí đưa tin, thì giai đoạn gần đây các thảm án lại xảy ra với tần suất đáng báo động.

Khi đọc vụ án diễn ra chiều 17-10 vừa qua ở Bắc Ninh, chúng tôi lại nhớ ra một án mạng thảm khốc khác cũng diễn ra tại thành phố này. Do mâu thuẫn tình cảm, một thanh niên chỉ mới 19 tuổi đã từ Tuyên Quang tìm về nơi bạn gái làm việc ở thành phố Bắc Ninh, hạ sát bạn gái cũ và bạn trai mới của cô ấy, trước khi gây án kẻ thủ ác còn viết “thư tuyệt mệnh” trên trang Facebook của mình để thông báo!

Chỉ cần vào Google gõ 2 từ “án mạng”, sẽ có chi tiết của rất nhiều thảm án đã diễn ra thời gian qua. Điều đáng lo là không chỉ diễn ra ở nhiều địa phương, vùng miền mà những kẻ thủ ác cũng có nhân thân không như logic thông thường.

Rất nhiều người đã phân tích, lý giải vấn đề này, cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là những kẻ gây án có giáo dục hạn chế, nhất là hạn chế về kiến thức về pháp luật, dẫn đến khó điều chỉnh được hành vi, dễ gây ra tội ác. Thế nhưng, nhiều vụ thảm án sau này đều cho thấy thực tế khác: kẻ thủ ác là người có trình độ, thậm chí có học vấn rất cao, sinh trưởng trong những gia đình nền nếp, tử tế.

Vậy điều gì đã khiến những con người đầu óc hoàn toàn bình thường, được ăn học tử tế chỉ trong phút chốc biến thành kẻ sát nhân man rợ?

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra thảm án cũng đáng được cân nhắc. Lâu nay, thông thường nguyên nhân tập trung ở mâu thuẫn tình cảm, tranh chấp đất đai, tài sản, nhưng gần đây chúng ta có thể thấy có khi chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ, bộc phát như: vì tiếng nẹt pô xe máy, vì nhìn đểu, vì hát “loa kẹo kéo” gây ồn ào. Chỉ trong tích tắc, một người bình thường bỗng trở thành tội phạm giết người.

Những mâu thuẫn bộc phát dẫn đến thảm án là điều rất đáng để đi tìm “đáp án”, bởi điều này cần được giải thích một cách căn cơ, từ tâm lý xã hội, từ các mối quan hệ cộng đồng chứ không thể dựa trên logic của chuyên ngành “tội phạm học”.

Cũng không thể cứ đề ra các biện pháp một cách chung chung, như “cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính mạng con người, hay kêu gọi sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể để hóa giải mâu thuẫn”.

Bởi, không ai có thể lường trước được một người dân bình thường, sống giữa một đất nước bình yên lại có thể mất đi tính mạng bởi một lý do không đâu, thậm chí là bởi một kẻ nghiện ngập lên cơn ngáo đá bất thình lình nào đó!

Đã đến lúc cần có một chương trình hành động lớn hơn để hạn chế các thảm án, với những nghiên cứu khoa học ở tầm vóc quốc gia nhằm tìm ra nguyên nhân và có giải pháp cụ thể ngăn chặn hiệu quả các thảm án này, không để chúng gia tăng tần suất và mức độ, gây bất an trong đời sống, sinh hoạt của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.