Nếu tỉnh nào cũng sân bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ninh Bình có thể làm sây bay vì “có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch” thì Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... tỉnh nào cũng có thể làm sân bay.
 

Cảng hàng không Điện Biên Phủ là một trong những sân bay đạt công suất thấp, nguồn thu không đủ bù chi. Ảnh: ACV
Cảng hàng không Điện Biên Phủ là một trong những sân bay đạt công suất thấp, nguồn thu không đủ bù chi. Ảnh: ACV


Báo chí vừa giật lên tít hai chữ “bất ngờ” khi Ninh Bình chính thức gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT bổ sung cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay 2021 - 2030, định hướng đến 2050.

Cơ sở của đề xuất, là vì Ninh Bình “có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với truyền thống lịch sử- văn hoá, phong cảnh tự nhiên như cố đô Hoa Lư, danh thắng Tràng An".

Vì chẳng hạn 2019, địa phương đã đón trên 7,6 triệu lượt khách.

Và vì tỉnh đang tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô và công nghiệp điện tử, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài. Trong khi “khách du lịch nước ngoài và các chuyên gia về Ninh Bình tham quan, công tác và làm việc chủ yếu di chuyển thông qua sân bay quốc tế Nội Bài.

Mong muốn có riêng một sân bay địa phương là có thể hiểu được. Nhưng thực ra, với những “lý do” để có sân bay như ở Ninh Bình thì tỉnh nào, địa phương nào cũng đều đầy đủ “lý do” đó cả.

Bởi có địa phương nào mà không có tiềm năng lợi thế, địa phương nào là không phát triển du lịch, địa phương nào không mời chào, thu hút, kêu gọi đầu tư?!

Năm 2011, đã có dư luận về “phong trào sân bay” khi Bộ trưởng Bộ GTVT khi đó là ông Hồ Nghĩa Dũng sau một chuyến khảo sát các tỉnh Tây Bắc cho biết lãnh đạo tỉnh nào cũng đề xuất được xây dựng sân bay, trừ mỗi Điện Biên. Điện Biên không đề xuất thật ra cũng chỉ vì... đã có sân bay Điện Biên Phủ.

Nhưng rồi thì phong trào ấy chưa bao giờ dừng lại với quy hoạch sân bay luôn được đề xuất bổ sung.

Năm 2017, khi An Giang đề xuất xây sân bay, người ta nhìn ngay sang sân bay Cần Thơ, chỉ cách đó 60km, và đang “ế khách” trầm trọng.

Năm ngoái, khi Hà Tĩnh đề xuất xây sân bay các chuyên gia ngay lập tức nhìn thấy khoảng cách 58km từ TP Hà Tĩnh đến sân bay Vinh.

Và giờ, Ninh Bình chỉ cách Nội Bài 120km, cách sân bay Thọ Xuân chưa đầy 90km.

Chúng ta đã có những bài học rất đắt từ phong trào cảng biển, khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu, sân golf.

Hồi An Giang đề xuất làm sân bay, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng phải cân nhắc kỹ. Một bên là dự án chiếm tới 60% tổng mức đầu tư vào lĩnh vực hàng không. Một đằng là 60 xã ở 9 tỉnh, thành (Tây Nam Bộ) chưa có đường ôtô vào tận nơi.

Vậy chúng ta sẽ lại chấp nhận ném tiếp hàng ngàn tỉ chỉ vì địa phương muốn có bằng được một cái sân bay bất kể hiệu quả ra sao?

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/neu-tinh-nao-cung-san-bay-873137.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.