Nâng tầm FDI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công ty Intel VN và Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Nhà cung ứng linh kiện chiến lược có sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, giới chức ngoại giao Mỹ, lãnh đạo tập đoàn Intel và lãnh đạo SHTP cùng 40 nhà cung cấp.

fdi-rep-image-0.jpg

Tại sự kiện trên, Phó chủ tịch Tập đoàn Intel Naga Chandrasekaran thông tin trong tháng 4 này, nhà máy của Intel tại VN sẽ chạm mốc xuất xưởng 4 tỉ sản phẩm bán dẫn - một dấu ấn quan trọng khẳng định vai trò của nhà máy trong chuỗi vận hành toàn cầu của Intel. Nhưng điều đáng quan tâm không chỉ là xuất xưởng 4 tỉ sản phẩm, mà còn là Intel đã đầu tư xây dựng mạng lưới cung ứng địa phương và đến nay đã có 600 đối tác. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nội địa.

Suốt nhiều năm qua, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như Intel là trụ cột quan trọng đối với sự phát triển kinh tế VN. Ở chiều ngược lại, VN cũng đã dành rất nhiều ưu đãi cho khối FDI với mức độ đôi khi khiến doanh nghiệp nội phải ganh tị. Thực tế, các ưu đãi như thế cũng đã được nhiều nước áp dụng để doanh nghiệp nội địa từng bước nâng tầm năng lực thông qua hoạt động hợp tác, cung ứng cho các tập đoàn hàng đầu thế giới đến đầu tư. Nói đơn giản hơn, ưu đãi là nhằm để doanh nghiệp FDI áp dụng các công nghệ hiện đại mà nhóm này có ưu thế để góp phần thúc đẩy năng lực doanh nghiệp sở tại.

Thế nhưng, thực tế tại VN thì không phải doanh nghiệp FDI nào cũng mở rộng chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong nước. Thậm chí, có những doanh nghiệp FDI còn kéo "bầu đoàn thê tử" từ nước mẹ sang để "bao thầu" phần lớn chuỗi giá trị. Như thế, nền kinh tế VN còn nhận được gì đáng kể trong giá trị gia tăng từ doanh nghiệp FDI?

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số VN lần thứ 6 diễn ra ngày 15.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: "Sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp; trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, khoảng 5% sử dụng công nghệ cao. Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn". "Đừng để VN trở thành cứ điểm "lắp ráp - gia công", là bãi rác về công nghệ của thế giới, trong khi doanh nghiệp trong nước không học hỏi được gì", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Hiện nay, kỷ nguyên kinh tế tri thức không ngừng phát triển nên hàm lượng khoa học công nghệ ngày càng quan trọng trong giá trị nội tại nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần nhanh chóng thực thi hiệu quả các chính sách phát triển thực lực cho doanh nghiệp VN, nhất là về năng lực khoa học công nghệ.

Chính vì thế, để phát huy hiệu quả các ưu đãi, trụ cột FDI không chỉ đơn giản giúp gia tăng về "lượng" mà còn phải đóng góp mạnh mẽ về "chất" cho sức mạnh nội tại của nền kinh tế VN. Để làm được điều này, các chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp FDI cần sớm đi kèm tiêu chí về chất lượng công nghệ đầu tư, về quy mô mở rộng chuỗi cung ứng, hợp tác cùng các doanh nghiệp nội địa. Đó chính là những điều kiện quan trọng giúp chọn lọc hiệu quả các dự án, doanh nghiệp FDI.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.