Nâng giá kit xét nghiệm Covid-19: Ăn trên nỗi lo dịch bệnh của người dân là tội ác

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tràn ngập trên truyền thông là sự bất bình khi Bộ Công an chính thức công bố việc khởi tố vụ án hình sự, bắt giam khẩn cấp đối với Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, vì các sai phạm trong chuyện nâng giá bộ kít xét nghiệm dịch Covid-19 để trục lợi.

Con số 4.000 tỷ đồng bán kít xét nghiệm cho nhiều CDC tỉnh, thành trên cả nước của Công ty Việt Á khiến ai cũng giật mình. Vâng, chỉ trong thời gian rất ngắn, chưa tới 1 năm dịch Covid-19 hoành hành, càn quét đất nước này, thì cũng là cơ hội tăng doanh số bán kít xét nghiệm kỷ lục cho Công ty Việt Á.

Nhưng, con số 30 tỷ đồng mà Tổng Giám đốc Công ty Việt Á – Phan Quốc Việt, "lại quả" cho cá nhân Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương) trong mùa dịch Covid-19 vừa qua mới thật sự gây sốc đối với mọi người.

Còn nhớ, cách đây khoảng 6 tháng, khi con vi rút Covid-19 bắt đầu xâm nhập một số tỉnh, thành, trong tình thế "chống dịch như chống giặc", bằng mọi giá phải cứu sinh mạng của người dân, nhà nước cho phép các tỉnh, thành được chỉ định thầu, không qua đấu thầu, để rốt ráo mua kít xét nghiệm, các loại sinh phẩm, vật tư y tế…, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, cứu sinh mạng của nhân dân.

Lợi dụng bối cảnh này, cùng với việc lần đầu tiên Việt Nam sử dụng kít xét nghiệm dịch Covid-19, Công ty Việt Á đã bằng cách nào đó giành cho mình cái đặc quyền cung cấp kít xét nghiệm Covid-19 cho 63 tỉnh, thành trên cả nước. Từ đây, Việt Á đã nâng giá mỗi bộ kít xét nghiệm bán cho các CDC với giá 470.000 đồng/bộ.

Việt Á cung cấp kít xét nghiệm cho các CDC trước, rồi sau đó ký hợp đồng, lập thủ tục thanh toán tiền sau. Tiền mà các CDC thanh toán cho Việt Á là từ ngân sách UBND các tỉnh, thành cấp cho các CDC…

Từ mối quan hệ cung ứng kít xét nghiệm trên đã hình thành những "móc ngoặc", nâng giá kít, kê khống số lượng, phù phép các chứng từ… nhằm mục đích qua mặt chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương, rút hàng ngàn tỷ đồng tiền mua kít xét nghiệm. Sau đó, Việt Á trích một phần không nhỏ số tiền hàng chục tỷ đồng để "lại quả" cho riêng lãnh đạo CDC.


 

 Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương (trái) được xác định hưởng gần 30 tỷ đồng từ Phan Quốc Việt (phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á. Ảnh: MPS
Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương (trái) được xác định hưởng gần 30 tỷ đồng từ Phan Quốc Việt (phải), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á. Ảnh: MPS


Cơn đại dịch Covid-19 tàn phá đất nước ta trong gần 1 năm qua và vẫn chưa dừng. Hơn 20.000 người đã vĩnh viễn ra đi vì dịch bệnh này. Rất nhiều người mất người thân – trong đó, có hàng ngàn trẻ em mất cha, mất mẹ. Hàng triệu đồng bào đã và đang bị nhiễm bệnh từng ngày…

Giả sử như có một thống kê xã hội về suy nghĩ của mọi người về đại dịch này, tôi chắc chắn hầu hết người dân sẽ chia sẽ, đồng cảm, thấu nỗi đau chung của cả nước, của cả cộng đồng trong cơn nguy khốn này. Đa số mọi người, không ai suy nghĩ thiệt hơn cho cá nhân mình.

Và, không ai lại không thấy những thiệt hại vô cùng lớn của nhân dân, của nhà nước về vật chất và tinh thần, từ đại dịch Covid-19. Vậy mà, vẫn xuất hiện một nhóm người như lãnh đạo Công ty Việt Á, lãnh đạo CDC Hải Dương… đã "ăn" cho riêng mình hàng chục tỷ đồng trên nỗi lo bệnh tật của nhân dân, của quốc gia.

Thật tréo ngoe, giữa lúc hàng chục ngàn người tử vong, hàng triệu người dân lo ngay ngáy từng ngày, từng giờ bị nhiễm bệnh, thì những "con sâu" như ông Phan Quốc Việt, ông Phạm Duy Tuyến… mặc sức móc ngoặc nhau bỏ túi tiền tỷ, từ những bộ kít xét nghiệm, mà người dân chẳng đặng đừng buộc phải sử dụng.

Với ông Phạm Duy Tuyến-Giám đốc CDC Hải Dương, là người được nhà nước, nhân dân tín nhiệm, giao trách nhiệm đứng chân tuyến đầu chống dịch bệnh. Lẽ ra, với tư cách một người thầy thuốc, một cán bộ ngành y phải trung thực, hết lòng vì sinh mạng của người dân, thì trái lại, ông Tuyến lại trục lợi cho cá nhân 30 tỷ đồng tiền "lại quả". Một món tiền không nhỏ.

Khen thay cho ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam – cách đây 3 tháng, là người đầu tiên đã lên tiếng cảnh báo hiện tượng giá kít xét nghiệm chênh lệch 3-4 lần. Có thể từ sự cảnh báo bất ngờ này, dẫn tới chuyên án hôm nay, với sự mở màn vạch trần bộ mặt "ông trùm" nâng giá kít xét nghiệm Việt Á và hành vi "ăn không từ một thứ gì" của Giám đốc CDC Hải Dương.

Tôi e rằng, hành vi "móc ngoặc" nâng giá, kê khống để "lại quả" không chỉ xảy ra tại CDC Hải Dương. Rồi đây, những CDC của các tỉnh, thành còn lại sẽ tiếp tục bị Bộ Công an phanh phui, bóc gỡ,… Ngay lúc này, liệu có ai đó đang run rẩy, nếu như trót nhúng chàm nhận "lại quả" từ "ông trùm" Việt Á. Đồng thời, cơ quan luật pháp sẽ không tha cho bất kỳ ai đã dung túng, tiếp tay cho Việt Á thành "ông trùm" kít xét nghiệm, lũng đoạn thị trường y tế, làm tha hóa nhiều quan chức ngành y tế, phá hoại công tác chống dịch Covid-19 của quốc gia.

Thật không ngoa, khi ai đó đã ví von rằng, tiêu cực trong vụ nâng giá, lại quả kít xét nghiệm đang diễn ra, với những cá nhân nhúng chàm – giống như lũ kền kền ăn xác người. Nhưng với tôi, những kẻ ăn trên nỗi lo dịch bệnh của nhân dân, của đồng loại là một tội ác.

Tội ác thì cần bị nghiêm trị!

https://danviet.vn/nang-gia-kit-xet-nghiem-covid-19-an-tren-noi-lo-dich-benh-cua-nguoi-dan-la-toi-ac-20211219135936639.htm
 

Theo Cao Hùng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.