Mức lương "quỵ ngã" và câu trả lời là "sẽ" của bộ trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói ông “day dứt” khi lương của những người nghỉ hưu trước 1993 rất thấp. Đúng là 3 triệu thì không hiểu sống bằng gì, sống kiểu gì. Nhưng đó chưa phải là mức lương “quỵ ngã” duy nhất.

"Tôi thấy ý chí của Bộ trưởng đưa ra không rõ. Sẽ đề xuất, đề xuất lúc nào? Còn lại bao nhiêu người!"- câu tranh luận của ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong phiên chất vấn trước QH
"Tôi thấy ý chí của Bộ trưởng đưa ra không rõ. Sẽ đề xuất, đề xuất lúc nào? Còn lại bao nhiêu người!"- câu tranh luận của ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong phiên chất vấn trước QH


Sau 37 năm cống hiến với cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân, và đến khi nghỉ hưu với “tấm thân già cỗi, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khan”, cô Lan đã quỵ ngã khi cầm quyết định nghỉ hưu với số tiền lương 1,3 triệu đồng/tháng.

Cô Lan khóc. Cả tập thể giáo viên nhà trường cũng khóc. Khóc vì không biết động viên cô thế nào. Khóc, vì cám cảnh khi đó cũng chính là tương lai của các cô. Và khóc, vì không thể trả lời câu hỏi “sẽ sống sao đây?”.

Trong phiên chất vấn nghị trường, một mức lương “quỵ ngã” khác được đưa ra: Mức lương đang rất thấp của những người nghỉ hưu trước 1993.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sau đó lý giải lương thấp là vì đa phần số này có thời gian hưởng lương trước đây thấp. 60% nghỉ hưu sớm. Còn lại 1/3 là trong lực lượng vũ trang.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh từ 2008 đã “12 lần điều chỉnh mức lương hưu theo mức cao hơn bình quân”, tuy nhiên, mức lương hưu hiện vẫn rất thấp. Cao nhất là 8 triệu/người và thấp nhất là 3 triệu/người/tháng.

3 triệu đồng một tháng, có khi còn chưa đủ bù đắp chi phí y tế cho những người già yếu. Một mức lương đúng là “quỵ ngã”.

Nguyên nhân thì bao giờ chẳng có. Nhưng dẫu bất cứ nguyên nhân gì thì đó cũng không bao giờ là lý do để chúng ta chấp nhận một bộ phận dân cư không biết “sẽ sống sao đây”.

Cũng như “day dứt” chưa bao giờ là một câu trả lời.

Huống chi, nói như ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm, những người nghỉ hưu trước 1993 cống hiến cả tuổi thanh xuân, đa số tham gia kháng chiến, sống trong thời kỳ kinh tế rất khó khăn. Kể cả việc họ nghỉ sớm cũng thế, là do thực hiện chính sách của Nhà nước, của Chính phủ để tinh gọn bộ máy…Và giờ, cống hiến lớn nhưng thiệt thòi cũng quá nhiều.

1993. Vậy là gần 20 năm đã qua.

20 năm, cho một thiệt thòi vô lý.

20 năm, cho “còn lại bao nhiêu người”.

20 năm, và hôm qua, là câu trả lời của Bộ trưởng, rằng sẽ giải quyết căn bản khi chính sách tiền lương như thế này như thế khác.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm hôm qua đã nói trước nghị trường thế này: Tôi thấy ý chí của Bộ trưởng đưa ra không rõ. Sẽ đề xuất, đề xuất lúc nào? Còn lại bao nhiêu người!

Bà Tâm nói đúng. Người làm chính sách không thể khắc phục một thực tế không thể chấp nhận nổi, tồn tại suốt 20 năm bằng một từ “sẽ”.

Còn phải tồn tại bao lâu với mức lương quỵ ngã để chờ chữ “sẽ” của bộ trưởng?

Còn bao nhiêu người sẽ chờ cho đến khi chữ “sẽ” đó thành hiện thực?

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/muc-luong-quy-nga-va-cau-tra-loi-la-se-cua-bo-truong-852625.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.