Mùa xuân Hoàng Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những nhân chứng Hoàng Sa tuổi 'thất thập' vẫn nhớ như in quần đảo họ đã cống hiến tuổi thanh xuân, nỗi nhớ càng đau đáu hơn mỗi dịp xuân về.

Tháng 1 hằng năm, UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) lại đi thăm các gia đình nhân chứng Hoàng Sa-những người từng sống, làm việc, bảo vệ quần đảo trước năm 1974, tập trung nhiều nhất tại Đà Nẵng; còn lại ở Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế. Trong số nhân chứng Hoàng Sa, có 12 người còn sống, nhiều người vẫn còn minh mẫn.

Nghe các nhân chứng như ông Trần Văn Sơn (76 tuổi), ông Nguyễn Văn Cúc (71 tuổi), Nguyễn Văn Dữ (70 tuổi, cùng ngụ Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng); ông Trần Hòa (69 tuổi), ông Lê Lan (71 tuổi, cùng ngụ Quảng Nam) kể về thời trai trẻ của họ ở đảo, ai cũng cảm nhận được nhiệt huyết tuổi trẻ dù ngày đó đã qua nửa thế kỷ.

Ngày đó, hầu hết những người lính địa phương, công nhân xây đảo, bác sĩ ra đảo đều mới đôi mươi, một số vừa lập gia đình, thậm chí vợ đang mang thai hoặc sinh con. Do đó, mùa xuân - mùa đoàn tụ gia đình đối với những nhân chứng Hoàng Sa ngày đó càng đặc biệt.

Họ không thể quên những ký ức này bởi một phần tuổi trẻ, thanh xuân của họ cũng như nhiều đồng đội, đồng nghiệp, bạn bè ở Hoàng Sa, quần đảo tươi đẹp của Tổ quốc mà hiện nay ai cũng mong một lần được đặt chân trở lại.

Nhiều nhân chứng khẳng định, chừng nào họ còn nhớ, còn nói về Hoàng Sa, thì Hoàng Sa vẫn không thể bị lãng quên. Do đó mỗi khi có việc gặp mặt, họ đều kể về những câu chuyện Hoàng Sa của họ một cách chính xác, đầy đủ với kỳ vọng trao truyền cho thế hệ sau.

Những nhân chứng sống là bằng chứng vô giá, nguồn dữ liệu lịch sử mang lại cảm hứng, nhiệt huyết cho giới trẻ. Bởi các vị "thất thập cổ lai hy" còn hừng hực nhiệt huyết về quần đảo còn xa khơi của Tổ quốc, thì không có lý do gì thế hệ trẻ lại thờ ơ.

Để không phụ tâm nguyện của các nhân chứng Hoàng Sa, UBND huyện đảo Hoàng Sa đã thu thập toàn bộ những kỷ vật, tài liệu của gia đình, đồng thời ghi hình những câu chuyện các nhân chứng kể lại. Những tư liệu vô giá này không chỉ lưu trữ tại Nhà trưng bày Hoàng Sa mà cần có những nghiên cứu phổ quát và cần hình thức phù hợp để giới trẻ được tiếp cận, hiểu sâu sắc hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...