Mùa lúa rẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một buổi tối, ngoài trời mưa rả rích. Chẳng biết làm gì, tôi ngồi lướt Facebook. Chợt thấy tấm ảnh nương lúa xanh mướt với các hàng lúa thẳng tắp. Tôi reo lên: Ôi lúa rẫy! Lâu lắm rồi chưa được nhìn lại. Tuổi thơ tôi, nhớ quá...
Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Bố mẹ tôi làm công nhân cao su. Tem phiếu dùng để nuôi em ở quê nhà. Ngoài giờ làm, bố mẹ tôi tranh thủ làm rẫy, thi thoảng bố tôi đi câu cá suối về cải thiện bữa ăn. Rẫy ngày ấy chủ yếu trồng các loại cây lương thực như: lúa, bắp, khoai, mì. Ngoài ra còn trồng thêm các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu phụng, đậu nành. Hàng năm, vào tháng 3, khi rẫy đã được nghỉ ngơi một thời gian dài, cả nhà lại đi phát rẫy, chặt cây phơi khô cho đến cuối tháng 4 thì đốt. Khi bầu trời chuyển gió mang theo hơi nước báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, đất được cày lên tơi xốp. Sau vài cơn mưa to đủ cho cây phát triển, hầu như gia đình nào trong làng cũng ra rẫy trỉa lúa. Cả quả đồi rộn rã tiếng cười, tiếng nói. Đàn ông sẽ dùng 2 cây gỗ to bằng cổ tay vót nhọn một đầu chọc lỗ; phụ nữ và trẻ em thì trỉa hạt. Công việc hoàn tất lúc trời đã nhá nhem tối. Những tia nắng cuối cùng trong ngày hắt vàng cả đỉnh núi phía xa. Chờ đợi 6 tháng. Mẹ tôi đong đếm những cơn mưa, thăm rẫy thường xuyên để dự đoán sản lượng thu hoạch. Lúa chín được gặt về phơi đầy sân vàng óng. Mẹ tôi rê sạch, cắn thử thấy hạt lúa giòn tan trong miệng là được.
Sẩm tối, ánh tà dương dùng dằng với những sợi khói mỏng len qua mái lá quyện hương cơm mới. Tiếng gà con chiêm chiếp lên chuồng. Tiếng gọi nhau về ăn cơm rộn ràng trong ráng chiều vàng mềm như bông lúa chín. Bầy trẻ con tíu tít quây quần bên mâm cơm gia đình. Bát cơm thơm dẻo, ngọt mềm ăn cùng món cá suối kho, với tôi đó là món ăn ngon nhất đã đi vào ký ức. Đó là nỗi nhớ hương vị nắng, gió, mưa và hương đất đỏ chắt chiu vào từng hạt lúa, nuôi dưỡng cả tuổi thơ ăm ắp trong veo.
Rồi cơn lốc các loại cây công nghiệp tràn về, những nương lúa dần thay thế bằng các loại cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Bao gia đình chuyển sang mua gạo về ăn. Vậy nhưng, chén cơm từ hạt lúa rẫy vẫn luôn hấp dẫn tôi. Những mảng xanh mát lúa đang thì con gái hay khi chín vàng rộ trải kín từ thấp đến cao luôn hiện hữu trong giấc mơ tôi, như máu thịt mà mảnh đất đỏ ưu ái ban cho. Đó cũng là sợi dây vô hình ràng buộc tôi với mảnh đất này...
 TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...