Emagazine

E-magazine Mùa hè tình nguyện vì cộng đồng


Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 được triển khai với 4 chiến dịch: “Hành quân xanh”, “Mùa hè xanh”, “Kỳ nghỉ hồng”, “Hoa phượng đỏ” và chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi”.



Giúp người dân nạo vét 1,8 km kênh mương nội đồng; sửa chữa 2,2 km đường bê tông ra khu sản xuất; trồng 45 cây xanh, đổ 40 m2 sân bê tông trước nhà rông; cắt tóc cho trẻ em và người già; chiếu phim kết hợp tuyên truyền nâng cao kiến thức phòng-chống bệnh bạch hầu, sốt rét, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015… là những việc làm ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo binh 40 (Quân đoàn 3) trong chiến dịch “Hành quân xanh” diễn ra từ ngày 16 đến 29-7 tại làng Đê Bơ Tưk, xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang.

Với phương châm “Đi dân nhớ, ở dân thương”, 21 cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Pháo binh 40 đã xông xáo, nhiệt huyết để giúp đỡ bà con. Trước khi triển khai chiến dịch “Hành quân xanh”, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với địa phương khảo sát, xác định những phần việc cụ thể, sát với thực tiễn và nhu cầu người dân để tổ chức thực hiện. Mỗi hoạt động, việc làm của các cán bộ, chiến sĩ đã giúp tình quân dân thêm khăng khít. Ở mỗi hoạt động, bà con luôn ủng hộ và sẵn sàng chung tay cùng bộ đội. Ông Nông Văn Đạo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Bơ Tưk-cho hay: “Làng có 178 hộ, trong đó có 126 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo. Nhiều năm nay, Lữ đoàn Pháo binh 40 đều tổ chức chiến dịch “Hành quân xanh” tại làng, triển khai những công trình, phần việc mới, góp phần thay đổi diện mạo địa phương. Sự giúp đỡ của các cán bộ, chiến sĩ đã tạo dựng được niềm tin đối với bà con”.



Ngoài “mặt trận” làng Đê Bơ Tưk, Lữ đoàn Pháo binh 40 còn hỗ trợ ngày công giúp thôn Mỹ Giang (xã Đak Yă, huyện Mang Yang) làm mới 1,5 km đường bê tông; trồng cỏ tại sân vận động của xã Đak Yă. Đại úy Phan Đình Khánh-Trợ lý công tác quần chúng Phòng Chính trị (Lữ đoàn Pháo binh 40) bày tỏ: “Thời gian triển khai chiến dịch không dài nên các cán bộ, chiến sĩ đóng quân ngay tại địa điểm tình nguyện. Sự quan tâm, động viên của bà con đã tiếp thêm động lực để chúng tôi hoàn thành công việc đúng tiến độ”.

2023 là năm đánh dấu chặng đường 30 năm tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” của Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, chính vì thế, tinh thần tình nguyện càng sôi nổi. Tham gia chiến dịch tại “mặt trận” buôn Chư Knông (xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện), ngoài dạy học, dọn vệ sinh đường làng, tập huấn kỹ thuật trồng trọt… đội hình tình nguyện của trường còn thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê”, mang lại niềm vui cho người dân.



Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, những sinh viên hàng ngày chỉ quen việc học tỏ ra rất thành thạo việc đào hố, lắp trụ đèn. Công trình “Thắp sáng đường quê” với 18 bóng đèn năng lượng mặt trời trị giá 36 triệu đồng là tâm sức của các chiến sĩ tình nguyện nhằm chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự. Anh Lê Văn Trí-Chỉ huy phó chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, phụ trách mặt trận Gia Lai-cho biết: “Trong lần đi khảo sát địa bàn, nhận thấy bà con ở buôn Chư Knông khó khăn khi lưu thông vào ban đêm nên Đoàn trường đã quyết định thực hiện công trình ý nghĩa này. Loại đèn này tạo thuận lợi cho người dân vì không mất tiền điện hàng tháng, không có sự cố rủi ro khi mưa to, gió lớn. Trong quá trình tình nguyện, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của địa phương”.



Nhiều năm sống trong ngôi nhà đã xuống cấp, mỗi mùa mưa bão về lại thấp thỏm lo âu, đến nay, cuộc sống của gia đình 2 chị em ruột: Su Yơn (lớp 8.1, Trường THCS Lương Thế Vinh) và Su Yin (lớp 2, Trường Tiểu học Lê Lai, xã Chư Á, TP. Pleiku) như bước sang một trang mới khi được Tỉnh Đoàn và Hội đồng Đội tỉnh trao tặng ngôi nhà “Khăn quàng đỏ”. Gia đình 2 em thuộc diện hộ nghèo, nhà không có đất sản xuất, bố mẹ phải đi làm thuê rất vất vả. Nắm được hoàn cảnh gia đình, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 29 (Bộ Tham mưu, Quân đoàn 3) cùng ĐVTN xã Chư Á đã hỗ trợ ngày công giải phóng mặt bằng. Từ nguồn kinh phí 80 triệu đồng do Hội đồng Đội Trung ương, Quỹ từ thiện Kim Oanh tài trợ và gia đình đối ứng thêm 20 triệu đồng, ngôi nhà được xây với diện tích 80 m2 gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, bếp và nhà vệ sinh. Em Su Yơn chia sẻ: “Có nhà mới, gia đình em không còn lo lắng vào mỗi mùa mưa bão đến. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ sự kỳ vọng, giúp đỡ của các anh chị”.





Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 có sự tham gia của 253 đội hình tình nguyện với hơn 96.800 lượt ĐVTN trong và ngoài tỉnh tham gia. Các đội hình tình nguyện đã triển khai nhiều công trình, phần việc gắn với nhu cầu thực tế ở địa phương, tạo dấu ấn xã hội tích cực.

Chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” năm nay có sự tham gia của 71 đội hình với 1.500 tình nguyện viên tham gia tư vấn, tiếp sức tại các điểm thi. Các đội hình đã trao tặng hơn 1.900 khẩu trang y tế, 91 chai dung dịch sát khuẩn, 1.633 dụng cụ học tập, 1.674 cẩm nang, 2.770 suất ăn miễn phí, 16.300 chai nước uống; hỗ trợ, giới thiệu 425 chỗ ở miễn phí, 308 lượt xe ôm miễn phí… cho các thí sinh và người nhà.


Chiến dịch “Mùa hè xanh” đã diễn ra sôi nổi tại các “mặt trận”: xã Kim Tân (huyện Ia Pa), xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện), xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) với sự tham gia của 75 chiến sĩ tình nguyện đến từ các trường: Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp tại Gia Lai, Cao đẳng Gia Lai. Các đội hình tình nguyện đã xây dựng 1 nhà tình nghĩa, 2 nhà vệ sinh, tặng 5 bộ máy tính, làm 2 công trình “Thắp sáng đường quê”, trồng 2.000 cây xanh… cho người dân và địa phương.

Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” được 49/54 trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tổ chức với các hoạt động tình nguyện như: ôn tập hè; giao lưu thể thao; tặng dụng cụ học tập cho thiếu nhi và tặng quà cho các gia đình chính sách… thu hút hơn 2.000 ĐVTN tham gia. Chiến dịch “Hành quân xanh” ghi dấu ấn tuổi trẻ khối lực lượng vũ trang khi trồng mới 1.500 cây xanh, xây 1 nhà tình nghĩa, tặng 7 bóng đèn chiếu sáng, 2 mô hình sinh kế; khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho gần 700 người dân; tặng 200 suất quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách…



Góp vào chuỗi các hoạt động tình nguyện hè 2023, chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” đã khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết, sôi nổi của các công chức, viên chức, công nhân, doanh nhân trẻ. Các đội hình tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” đã dùng kiến thức chuyên môn để hỗ trợ sửa chữa điện, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, xây nhà tình nghĩa cho người dân. Các đội hình còn phối hợp tặng hơn 7.000 suất quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; cấp phát hơn 2.000 bộ quần áo cũ, tặng 2.500 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn; tổ chức sinh hoạt trò chơi, liên hoan bánh kẹo cho gần 100 ngàn thiếu nhi…



Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè đã tạo sự lan tỏa không chỉ bởi hiệu quả của các công trình, phần việc mà còn ở tình cảm người dân dành cho ĐVTN. Triển khai hoạt động trên nhiều “mặt trận”, song ĐVTN đều chung một tinh thần xung kích, tình nguyện để mang lại những công trình, phần việc thiết thực cho địa phương. Anh Đỗ Duy Nam-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023-thông tin: “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè hàng năm đã trở thành hoạt động cao điểm, ghi dấu ấn bởi những công trình, phần việc thiết thực của tuổi trẻ. Chiến dịch được triển khai với tinh thần “bám sát địa bàn, đa dạng nội dung, chủ động đổi mới phương thức tổ chức”, nhờ đó, mỗi công trình, phần việc khi triển khai đều đạt hiệu quả cao. Điểm mới trong chiến dịch năm nay là việc đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác Đoàn; chú trọng thực hiện chủ trương “3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng). Khác với mọi năm, chương trình “Tư vấn-Tiếp sức mùa thi” sẽ kéo dài đến hết tháng 10-2023”.


Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.