Một nghị quyết về karaoke, loa thùng và loa kẹo kéo!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chuyện hát hò gây ồn ào có thể quá nhỏ so với nhiều vấn đề dân sinh khác nhưng dưới mắt người dân, đó là thước đo hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Phải sớm xóa những bức xúc do hát hò sai chỗ, sai giờ cứ anh ách trong từng người dân đô thị.
 

 


Tiếng ồn từ karaoke trong phố, gồm cả “loa kẹo kéo” không còn là chuyện phiền muộn nho nhỏ nữa, mà đang gây ra mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng dân cư, thậm chí dẫn đến án mạng. Vấn đề này đã được nhiều địa phương nhắc đến, nay được đặt lên bàn của HĐND TP.HCM.

Liệu TP.HCM có hóa giải được vấn nạn này, hay lại đi vào vết xe của nhiều địa phương khác, khó giải quyết?

Ai chịu trách nhiệm khi để tiếng ồn làm phiền, phá vỡ không gian sống an bình của người dân đô thị? Các đại biểu và chủ tịch HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM muốn truy cho ra trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Tiếc rằng, một lần nữa đại diện các sở ngành lại dẫn ra hàng loạt quy định, sau đó tiếp tục điệp khúc kêu khó vì không có đủ thiết bị đo tiếng ồn, hay khó bắt quả tang người vi phạm... Những khó khăn đó nghe rất cũ, đã được nhiều tỉnh nêu ra khi đề cập đến vấn nạn này.

Không có một giải pháp nào được đưa ra để giải quyết, kể cả với một đô thị có mật độ dân số đông, mà một người hát không đúng chỗ, đúng lúc có thể "tra tấn" cả trăm người.

Không lẽ việc dẹp vấn nạn tiếng ồn chỉ trông chờ vào thiết bị đo đạc? Không lẽ lý do thiếu thiết bị, vốn đã kêu ca nhiều năm, nay vẫn tiếp tục thiếu? Vậy thời gian qua cơ quan chức năng làm gì?

Cứ cho là có thiết bị đo đi, nhưng bao nhiêu mới đủ khi tình trạng ca hát không đúng chỗ, gây phiền hà cả khu dân cư diễn ra nhiều nơi?

Cứ thế này, người dân dựa vào đâu để bảo vệ cuộc sống an lành của mình? Cứ thế này, mơ ước kiểm soát tiếng ồn lại đi vào ngõ cụt. Khi cơ quan chức năng nói khó, sẽ không có ai chấn chỉnh, người dân lại phải tự xử với nhau, mâu thuẫn phát sinh từ đây. "Tình phố, nghĩa phường" cũng sứt mẻ từ đây.

Những phát sinh này hoàn toàn mâu thuẫn với những gì mà TP.HCM đang hướng tới, đó là xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Người dân sống ở đô thị có quyền mơ rằng một ngày nào đó rất gần, chính quyền sẽ cung cấp cho họ một chỉ dẫn để xử lý khi bị "tra tấn" bởi karaoke.

Chẳng hạn khi có người hát karaoke giữa giờ nghỉ trưa, ngay giờ học tập của con trẻ, hoặc quá khuya... gây phiền hà cho hàng xóm, người dân sẽ gọi điện thoại cho công an phường, cho chính quyền phường. Chỉ 5 - 10 phút sau, người của chính quyền sẽ có mặt để giải quyết.

Nếu không có mặt kịp thời, người dân có quyền gọi để phản ảnh lên cấp cao hơn... Nếu những cuộc gọi này không được cơ quan có trách nhiệm xử lý, người liên quan phải chịu trách nhiệm. Những nơi có nhiều người dân than phiền bị "tra tấn" bởi tiếng ồn nhưng không xử lý, chính quyền nơi đó chưa hoàn thành nhiệm vụ...

Chính quyền đang hướng người dân xây dựng văn minh đô thị. Nên chăng HĐND ra hẳn một nghị quyết về bảo vệ môi trường sống an lành của người dân, trong đó thúc đẩy hình thành những quy tắc ứng xử trong chống ô nhiễm tiếng ồn và hướng xử lý những người gây ra tiếng ồn vì hát không đúng nơi, đúng chỗ... Được không?

Chuyện hát hò gây ồn ào có thể quá nhỏ so với nhiều vấn đề dân sinh khác nhưng dưới mắt người dân, đó là thước đo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Phải sớm xóa những bức xúc do hát hò sai chỗ, sai giờ cứ anh ách trong từng người dân đô thị.

Theo TIẾN LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.