Mông homestay: Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó chính là trăn trở và cũng là mong muốn của anh Sùng Mí Dình, thôn Xóm Mới, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) khi bắt tay xây dựng Mông homestay (nhà ở du lịch theo kiến trúc người Mông).
Đối với anh Dình, Mông homestay không chỉ để mang lại thu nhập cho gia đình mà còn là khát khao xây dựng một nơi có thể bảo tồn, giao lưu và giới thiệu văn hóa dân tộc Mông nói riêng, văn hóa của mảnh đất địa đầu  Tổ quốc nói chung đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.
ớp dạy tiếng Anh được mở tại Mông homestay.  Ảnh: M.L
Lớp dạy tiếng Anh được mở tại Mông homestay. Ảnh: M.L
Nói về ý tưởng lập nghiệp, anh Dình thổ lộ: Năm 2015, anh bắt tay vào xây dựng Mông homestay, với xuất phát ban đầu vì đam mê làm du lịch; mong muốn mang văn hóa của đồng bào đến với mọi người. Từ số vốn 300 triệu đồng, gia đình anh Dình đã xây dựng Mông homestay theo đúng bản sắc văn hóa của đồng bào Mông.
Mông homestayới cách trang trí,  được trưng bày hết sức tinh tế. Đến nay, Mông homestay đã duy trì lượng khách ổn định, nhất là khách nước ngoài. Với quy mô 5 phòng đơn và 7 giường tập thể, có thể chứa khoảng 20 khách. Mỗi du khách chỉ phải trả 220 nghìn đồng/ngày cho trọn gói các dịch vụ ăn, nghỉ và trải nghiệm tại đây.
Anh Dình cho biết: Khách đến với Đồng Văn đã không còn theo xu hướng du lịch theo mùa nữa, mà rải đều vào các ngày cuối tuần, các tháng trong năm. Với lượng khách đó, mỗi tháng, Mông homestay có thể mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 15 - 20 triệu đồng.
 Bên cạnh các hoạt động quen thuộc giống với các homestay như nấu ăn, ca hát, múa dân tộc... thì tại Mông homestay, du khách còn được trải nghiệm thêm các hoạt động: Đi bộ lên đồi thông, cùng bà con lao động sản xuất…
Đặc biệt, anh Dình còn mở một lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho gần 20 cháu nhỏ sống tại thị trấn và người dân có nhu cầu học ngay tại Mông homestay. Các giáo viên tham gia giảng dạy chính là những du khách, không phân biệt giới tính, màu da hay khoảng cách địa lý; họ tình nguyện dành thời gian dạy các cháu học và cùng chơi các trò chơi dân gian…
My Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.