Mỗi năm tiêu sai 50.000 tỉ đồng thì không nợ nần mới lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mỗi năm chi tiêu không đúng quy định 50.000 tỉ đồng.


Tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành thanh tra góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân” do TTCP tổ chức ngày 18.11, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, thống kê 5 năm gần đây, Kiểm toán Nhà nước và ngành thanh tra mỗi năm phát hiện khoảng 5% ngân sách quốc gia bị chi tiêu không đúng quy định, tương đương khoảng khoảng 45 -50 nghìn tỷ cộng với hàng nghìn ha đất được giao quản lý sử dụng không đúng.
 

 Những vỉa hè này cũng góp phần phá 50.000 tỉ đồng. Ảnh LĐ
Những vỉa hè này cũng góp phần phá 50.000 tỉ đồng. Ảnh LĐ


Con số 50.000 tỉ đồng chi tiêu không đúng quy định phải hiểu như thế nào? Không phải tham ô, tham nhũng, nhưng là lãng phí, phá hoại.

Ví dụ như đá lát đường chất lượng 70 năm bị nát chỉ sau 2 năm. Biết bao nhiêu con đường làm xong vừa nghiệm thu đã hỏng, phải đào đi bới lại nhiều lần, đó là phá hoại.

Rồi biết bao nhiêu hội nghị, hội thảo, công tác trong nước, nước ngoài nhưng chủ yếu là du lịch hơn là học tập nghiên cứu. Tất cả đều là tiền "chùa".

Nhiều nơi mọc lên tượng đài, quảng trường, cổng chào, không thể kể hết về sự lãng phí, thất thoát, thậm chí là có dấu hiệu chia chác, lợi ích nhóm ở các công trình này.

Cứ liên hệ con số chi tiêu hoang phí với nợ công mới thấy rằng, Việt Nam không nợ mới là chuyện lạ.

Với 4 triệu tỉ đồng nợ công thì mỗi người Việt Nam sẽ gánh hơn 40 triệu đồng nợ công. Số trả nợ trực tiếp đến 2021 sẽ là 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách. Tức là cứ thu được 100 đồng thì 27,4 đồng trả nợ.

Để trả được số nợ này, phải thắt lưng buộc bụng, thậm chí vét tài nguyên để bán. Đáng tiếc là tài nguyên cạn kiệt, con cá, giọt dầu không còn nhiều như xưa.

Nhưng chỉ cần biết "sửa sai", chi tiêu đúng, chưa nói tiết kiệm, thì đã dư ra 50.000 tỉ đồng để trả nợ công. Chưa kể, nếu hàng nghìn ha đất sử dụng có hiệu quả thì sẽ tạo ra lợi nhuận, bù vào để trả nợ công cho quốc gia.

Ai có quyền chi tiêu tiền ngân sách nếu không phải là quan chức được giao quyền đó. Dân không thể chi tiêu tài sản công.

Vậy thì phải thay đổi từ con người, con người cán bộ. Chỉ có cán bộ liêm chính, công chính mới không phá hoại tiền công, tài sản công.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/moi-nam-tieu-sai-50000-ti-dong-thi-khong-no-nan-moi-la-855601.ldo
 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.