Mở cửa cho lao động Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản, trong dự thảo công bố ngày 10-4 của một hội đồng gồm các chuyên gia và quan chức Nhật Bản, đã đề xuất xây dựng chương trình mới, thay thế chương trình thực tập sinh (TTS) dành cho người lao động (NLĐ) nước ngoài, trong bối cảnh nước này đang đối mặt tình trạng dân số già và thiếu lao động trầm trọng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Takebe Tsutomu - Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch Hiệp hội toàn quốc về hỗ trợ cùng phát triển nhân lực nước ngoài Nhật Bản - cho biết chương trình mới nhằm giúp NLĐ nước ngoài có cơ hội làm việc trong điều kiện tốt hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong 15 nước phái cử TTS sang Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng TTS nhập cảnh hằng năm vào Nhật Bản và số lượng TTS đang thực tập tại nước này. Tính đến hết tháng 10-2022, có hơn 1,82 triệu người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó NLĐ Việt Nam đông nhất, 462.384 người, chiếm 25,4%.

Ngoài chương trình TTS kỹ năng, hiện Việt Nam phái cử lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo các hình thức như: chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA); chương trình lao động kỹ năng đặc định; chương trình lao động kỹ thuật, kỹ sư, phiên dịch viên...

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là khoản chi phí mà NLĐ phải trả để sang Nhật Bản làm việc hiện còn ở mức cao, không đúng với các quy định. Chi phí trung bình NLĐ Việt Nam bỏ ra để sang Nhật Bản làm việc cao hơn cả Trung Quốc, Campuchia và gấp 4 lần Philippines. Số tiền để nộp và vay nợ trung bình của TTS Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc là khoảng 120 triệu đồng, cao nhất trong 15 nước phái cử lao động sang Nhật Bản.

Ông Shishido Kenichi, cố vấn đặc biệt của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết đến năm 2030, Nhật Bản cần thêm 630.000 lao động nước ngoài. Hiện các cơ quan chức năng Nhật Bản đã thảo luận về cơ chế mới để NLĐ nước ngoài sang Nhật Bản không mất chi phí, yên tâm làm việc. Bà Setsuko Ikeda, Chủ tịch Hiệp hội Thân thiện quốc tế Nhật Bản (JIFA) cho biết JIFA đang thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật cấp cơ sở dành cho chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản với chi phí thấp (Zero Fees). Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên được tổ chức JIFA tìm hiểu và thực hiện dự án Zero Fees. Phía JIFA đã trao đổi, làm việc với nhiều DN Nhật Bản về chương trình Zero Fees và được các đơn vị đồng tình, sẵn sàng đồng hành nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất cho NLĐ sang Nhật Bản làm việc.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động quan trọng, thu hút nhiều NLĐ Việt Nam sang làm việc. Quãng thời gian làm việc tại nước này giúp NLĐ Việt Nam không chỉ được trang bị tay nghề giỏi, kỹ năng tốt, ý thức làm việc cao mà còn có thu nhập tương xứng, sau khi về nước có khoản tiền khá lớn để bảo đảm cuộc sống tương lai. Mở cửa cho lao động nước ngoài là Nhật Bản đón nhận nguồn nhân lực mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Cơ quan chức năng hãy tạo điều kiện cho lao động Việt nắm lấy, thay đổi chất lượng cuộc sống của mình.

Có thể bạn quan tâm

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Kế hoạch hoàn hảo

Kế hoạch hoàn hảo

Những bước cuối cùng để chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thực hiện. Kế hoạch rút ngắn thời gian lưu thông đường bộ của quốc gia đã bước vào giai đoạn quyết liệt, bằng những phương tiện hiện đại tương đồng với các nước.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.