Mở cánh cửa hy vọng cho văn hóa - du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thực hiện mục tiêu kép, Bộ Chính trị đề nghị nghiên cứu thí điểm hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến các trung tâm du lịch kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang. Nội dung được đề cập trong kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, đã hé mở cánh cửa hy vọng cho văn hóa - du lịch.

Thông tin về kế hoạch nghiên cứu, thí điểm mở lại du lịch quốc tế tại một số điểm đến trong nước sau một thời gian dài lao đao vì dịch Covid-19 được ví là mũi tên trúng hai đích, vừa mở ra những cơ hội mới, tiếp thêm luồng sinh khí cho các doanh nghiệp, người làm du lịch, đồng thời đó cũng là cách để “đánh động”, thu hút sự chú ý của quốc tế đến với ngành kinh tế xanh của Việt Nam.

Tại thời điểm này, Tổng cục Du lịch tuy chưa công bố cụ thể về lộ trình thí điểm đón khách theo hộ chiếu vaccine Covid-19, song trước đó, một số địa phương như Quảng Nam, Kiên Giang cũng đã thông tin việc xây dựng dự thảo về phương án đón khách quốc tế trở lại… Đặc biệt hơn, thông tin về việc nghiên cứu, thí điểm áp dụng hộ chiếu vaccine đối với du khách quốc tế cũng mở ra cơ hội du lịch cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trong nước và đó cũng là tín hiệu tích cực cho việc hoạt động trở lại với nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, di tích, rạp chiếu bóng…

Trong những năm qua, chuỗi mắt xích gắn kết du lịch - văn hóa ngày càng bền chặt và có sự tác động ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ. Có thể thấy rõ như du khách đến Huế sẽ không bỏ qua đền đài, lăng tẩm; ra với Côn Đảo thì một trong những điểm nhấn quan trọng chính là các di tích nhà lao… Khách về miệt vườn Nam bộ đều ước ao được nghe một câu vọng cổ, còn du khách đến với Bắc Ninh trong những ngày đầu xuân thì chẳng có gì mong muốn hơn là được theo một canh quan họ làng Diềm… Bởi vậy, nếu được thực hiện thí điểm đón khách quốc tế theo hộ chiếu vaccine tại một số điểm đến an toàn thì sự lan tỏa của không khí “bình thường mới” sẽ không chỉ dừng lại với những người làm việc trong ngành công nghiệp xanh, mà còn là cú hích sẵn sàng cho ngày trở lại với khán giả của người làm nghệ thuật.  

Thực tế cho thấy, sau những lần rạp tạm dừng đóng cửa, nhiều vở diễn bao công luyện tập buộc phải dừng kế hoạch ra mắt, lịch lưu diễn bị hủy bỏ… bởi sự bùng phát của Covid-19, nhiều nhà hát đã đau đầu bởi việc mất đi nguồn thu lớn thì lại gánh thêm nỗi lo giữ chân nghệ sĩ, giúp họ nuôi dưỡng lửa nghề. Một số giải pháp như nhà hát truyền hình, xây dựng các kênh nghệ thuật trên Facebook, YouTube… cũng được đề xuất, nhưng nguồn nuôi dưỡng, kích thích sự sáng tạo của nghệ sĩ chính là khán giả. Bởi vậy, hộ chiếu vaccine khi được thí điểm thành công thì điều này cũng mở ra con đường sáng tạo, gạt bỏ nơm nớp chưa kịp làm đã hủy, níu chân người làm nghệ thuật lâu nay.

Tại thời điểm này, trên thế giới, hộ chiếu vaccine đã có nhiều tác động tích cực với cuộc sống của người dân, giúp họ dần quay trở lại với nhịp sống bình thường. Tại Đức, những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sẽ được chào đón trong các nhà hàng; ở Pháp, các bảo tàng, rạp chiếu bóng cũng chuẩn bị đón khách trở lại… Nhiều nước châu Âu cũng nhắm tới sử dụng giấy chứng nhận tiêm vaccine số dành cho việc đi lại vào cuối tháng 6, đang dần nới lỏng phong tỏa ngay trước mùa hè và mùa du lịch. Nước láng giềng Thái Lan cũng mới đưa ra lộ trình mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế tại Phuket và sau lộ trình 4 bước thì họ sẽ mở cửa toàn bộ các điểm đến để đón khách quốc tế trở lại. Với đất nước mà du lịch chiếm tới 20% GDP như Thái Lan, thì việc mở cửa thị trường du lịch và nhanh chóng khôi phục ngành kinh tế này là vô cùng cấp thiết.

“Cứu” lấy mùa hè, là câu chuyện được quan tâm nhất của ngành du lịch tại thời điểm này và đó cũng chính là điều mà người làm nghệ thuật đang chờ đợi.

Theo MAI AN (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...