Màu xanh cao su trên đất bazan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là một trong những cây trồng chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cao su phủ một màu xanh đầy hy vọng trên vùng đất bazan Gia Lai. Sắp tới, đây sẽ là vùng nguyên liệu dồi dào, tạo tiền đề cho sự ra đời của nhà máy sản xuất săm lốp ô tô và các sản phẩm từ cao su, dự án lớn trong danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh.

Không chỉ là tiềm năng...

Tây Nguyên chiếm hơn 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày so với cả nước, trong đó cao su được xác định là một mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng. Là địa phương có diện tích cao su nhiều nhất với gần 103.000 ha, Gia Lai được coi là thủ phủ cao su với các “đại gia” gồm: Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, Chư Pah, Chư Prông, Mang Yang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), các công ty 72, 74, 75 (thuộc Binh đoàn 15).

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Chương trình chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cây cao su cũng đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia như Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty TNHH Quốc Cường… Ngoài ra là diện tích cao su tiểu điền.

Cây cao su đã góp phần làm thay da đổi thịt biết bao vùng quê, nâng cao đời sống người lao động. Các doanh nghiệp, khi chọn cao su làm ngành nghề kinh doanh đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, trạm y tế, trường học, khu dân cư...) đồng thời ưu tiên tuyển dụng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân và nhận chăm sóc bảo vệ vườn cây khai thác cao su, giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống và tăng thu nhập.

Cho đến nay, trong tổng số hơn 30.000 lao động đang làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh cao su trên địa bàn Gia Lai, có hơn 15.000 lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ; thu nhập bình quân trên dưới 7 triệu đồng/người/tháng.

Là một trong những công ty cao su năng động, tiên phong và luôn đi đầu trong nộp ngân sách nhà nước mỗi năm, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông hiện đang quản lý trên 7.400 ha cao su, trong đó diện tích đang khai thác trên 5.500 ha. Ông Phan Sỹ Bình-Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Công ty có một nhà máy chế biến với công suất 9.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2015, một nhà máy mới với công suất 5.000-6.000 tấn sẽ được xây dựng, đồng thời nâng công suất của nhà máy chế biến hiện tại lên 14.000 tấn/năm.

Công ty cố gắng thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu trực tiếp, mở rộng thị trường”. Cùng với Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông, những đơn vị khác cũng đang góp phần phủ xanh vùng đất trống, đồi trọc bằng những cánh rừng cao su ngút ngàn, đem lại những dòng “vàng trắng” góp phần tạo sự chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế tỉnh nhà.

 

Và dự án ngàn tỷ

Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ II vừa diễn ra tại Gia Lai là sự kiện xúc tiến đầu tư trọng điểm nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng. Gia Lai với 17 dự án (kêu gọi đầu tư từ nay đến năm 2015) đã tập trung vào ngành sản xuất chế biến, trong đó đáng chú ý nhất là dự án xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp ô tô và các sản phẩm từ cao su với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.255 tỷ đồng, quy hoạch tại Cụm Công nghiệp ở xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) và Khu Công nghiệp Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

 

 


Mặt bằng đã sạch, diện tích đất đều được chuyển mục đích sang đất xây dựng, hiện đang san lấp và đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự kiến hoàn thành vào quý II-2013. Khu công nghiệp nằm cạnh mặt đường, thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước phục vụ tốt cho công tác sản xuất. Dự kiến đây sẽ là dây chuyền sản xuất có công suất 2 triệu sản phẩm/năm.

Ông Hồ Phước Thành- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Gia Lai có lợi thế rất lớn để đầu tư vào dự án này. Đầu tiên là nguồn nguyên liệu rộng lớn với tổng diện tích 103.000 ha, trong đó có gần 83.300 ha đã và đang thu hoạch với sản lượng 71.820 tấn mủ khô/năm; chưa kể diện tích cao su tiểu điền trong dân, thu mua nguồn nguyên liệu này góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Khi nhà máy hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động tại chỗ, tăng thuế và tăng giá trị sản xuất công nghiệp cho tỉnh”.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.