Mạnh tay "phạt nguội"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉ lệ chấp hành xử lý "phạt nguội" trong lĩnh vực giao thông năm 2020 chỉ đạt 27,33%. Đây là thông tin mà Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa công bố về tình hình xử lý vi phạm về giao thông tại TP này.

Vì sao việc chấp hành xử phạt chỉ đạt ở mức thấp đến mức vô lý như vậy thì Sở GTVT TP HCM chỉ rõ là vì người vi phạm được yêu cầu đến phối hợp với cơ quan chức năng để xác minh, xử lý "phạt nguội" ít do tình trạng xe mua bán không sang tên, đổi chủ nhiều; chủ xe, người lái xe trốn tránh không đến, trong khi thiếu các biện pháp chế tài bổ sung để nâng cao hiệu lực.

Từ đó, sở này đề xuất, kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo hướng xử phạt hoàn toàn tự động, xuất phiếu phạt trực tiếp mà không cần mời chủ xe đến xác minh lại hành vi vi phạm. Trường hợp người vi phạm không đồng ý với quyết định xử phạt thì có thể kiện ra tòa.

Ở nước ta, vi phạm về lĩnh vực giao thông có thể nói là chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại vi phạm hành chính. Đây cũng là lĩnh vực gây hậu quả thiệt hại về nhân mạng lớn nhất, với con số bình quân mỗi ngày vài chục người chết do tai nạn giao thông, chưa kể số người bị thương và thiệt hại về tài sản. Cho nên, xử phạt phải luôn được xem là "liều thuốc đặc trị" để kéo giảm tình trạng vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

Hồi đầu tháng 3-2019, trong phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, khi đề cập về vi phạm trong lĩnh vực giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã nêu ra cái khó trong quy định khi yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm. Quy định như thế là đang tự "tước vũ khí" của cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, vì "bảo vệ pháp luật mà đi cãi nhau với ông say rượu thì sao cãi được, với người cố tình cũng không cãi được. Nếu phạt sai thì người dân có quyền kiện. Ta có cơ chế để người dân kiện nhà nước, kiện người xử phạt sai ra tòa".

Thời điểm ông Khuất Việt Hùng nêu vấn đề đã gặp nhiều ý kiến phản bác, vì ở ta không có chuyện người vi phạm phải tự chứng minh. Lực lượng chức năng muốn xử phạt thì phải chứng minh được lỗi vi phạm rồi mới có thể áp dụng, căn cứ vào quy định, chế tài để xử phạt.

Ở vào thời điểm này, rất nhiều địa phương đã đầu tư lớn các phương tiện kỹ thuật, công nghệ để kiểm soát tình hình giao thông, đặc biệt như Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... Riêng TP HCM còn có cả một đề án thí điểm ứng dụng khoa học - công nghệ để xử phạt vi phạm hành chính, đầu tư tại 180 điểm, lắp trên 30 tuyến đường, tổng số vốn 454 tỉ đồng giai đoạn 2022-2025.

Khi có phương tiện kỹ thuật, công nghệ hỗ trợ thì cơ quan chức năng có đủ bằng chứng để chứng minh lỗi vi phạm. Vậy thì cứ mạnh tay xử phạt, kể cả khi chủ xe, tài xế cố tình không hợp tác.

Mà thực ra việc "phạt nguội" không cần mời chủ xe đến xác minh lại hành vi vi phạm thì các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng từ lâu.

Theo Lương Duy Cường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...