Lối sống Yolo và những nghìn tỉ cho... trà sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
362 triệu USD, tức là gần 8.500 tỉ - đã được người Việt chi mỗi năm cho trà sữa. Con số tương đương số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của một tỉnh 1,5 triệu dân như Lâm Đồng năm 2019.
 
Gói trân châu không nhãn mác có giá 25.000 đồng/kg có thể pha hàng chục cốc trà sữa. Ảnh: L.H
Gói trân châu không nhãn mác có giá 25.000 đồng/kg có thể pha hàng chục cốc trà sữa. Ảnh: L.H
Hoặc gấp đôi số thu NSNN tỉnh Ninh Thuận (4.050 tỉ đồng).
Năm 2016, đã có một câu hỏi được đặt ra là thị trường trà sữa đã đạt đỉnh chưa? Với sự xuất hiện của thương hiệu trà sữa thứ... 100?!, với tốc độ tăng trưởng đến 20%. Và với quy mô 282 triệu USD.
Câu trả lời vừa có rồi đấy. Ở vị trí thứ 3 khu vực. Ở số tiền 362 triệu USD, tương đương 8.500 tỉ đồng cho... trà sữa. Và ở cả việc có người sẵn sàng chi 60.000 đồng, 70.000 đồng, thậm chí 100.000 đồng cho một ly trà sữa... trong khi lương chỉ 5 triệu đồng. Trong khi “nhịn cơm để có tiền trà sữa”.
Chúng ta nhìn thấy gì trong cái giá ly trà sữa 100.000 đồng?
Đó là một khoản tiền 6 chữ số! Đó là 1/15 mức lương cơ bản?! Đó là số tiền gấp hơn 3 lần một xuất cơm bình dân?! Hay là biểu hiện của lối sống Yolo coi chủ nghĩa tiêu thụ là một mục tiêu sống?!
Nhìn con số 8.500 tỉ đồng, hay 100.000 đồng một ly trà sữa hôm nay, có lẽ không thừa khi nhắc lại nhận định của một tiến sĩ Giáo dục học về mặt trái của lối sống Yolo (nguyên bản tiếng Anh: "You Only Live Once", có nghĩa là "Bạn chỉ sống một lần").
Trên báo Dân trí, vị tiến sĩ giáo dục từng nhìn nhận Yolo như một thứ nguỵ trang khiến: Những người trẻ sống thực dụng hơn, không còn tính kiên nhẫn, cái gì cũng muốn "luôn và ngay".
Họ tiêu pha quá mức vào những thứ làm nổi bật bản sắc cá nhân của họ dẫn đến bệnh hình thức.
Họ bị kích thích bởi cảm giác khan hiếm giả tạo nên chỉ thích săn lùng hàng thương hiệu để chưng diện. Sẵn sàng sử dụng hàng fake (giả), thuê đồ chỉ để chụp ảnh check-in.
Họ trở nên nghiện mua sắm và mua sắm theo trào lưu, theo dư luận chứ không phải xuất phát từ những thứ mình cần.
Và vì thế, “nhiều bạn trẻ Yolo luôn trong tình trạng mất cân bằng tài chính. Làm ra được bao nhiêu tiêu hết. Vay trước để tiêu và đến những giai đoạn khủng hoảng xã hội thì không còn gì để sống nữa.
Và Yolo, đang vắt kiệt sức sống của tuổi trẻ vào những thứ vô bổ... khiến cho những người trẻ chưa giàu đã già.
Trong một lời thú nhận hiếm hoi, người đem thương hiệu trà T.H vào Việt Nam cho biết, giá vốn một ly trà sữa chỉ từ 15.000-20.000 đồng. Nhưng lợi nhuận bèo nhất cũng 20-25%.
8.500 tỉ đồng mỗi năm cho trà sữa, với siêu lợi nhuận, với đà tăng trưởng 2 con số suốt nhiều năm, người ta đã đúng ở 2 chữ “mỏ vàng” - khi đánh giá tiềm năng của thị trường.
Nhưng đó cũng là một thứ “lỗ đen” cho nguồn lực, khi tiền bạc đổ quá nhiều vào một thứ đồ uống.
Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.