Lợi ích sức khỏe từng loại ớt chuông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ớt chuông, với ba màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng và xanh lá, không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào.

Mỗi màu sắc của ớt chuông lại mang đến những lợi ích sức khỏe khác nhau, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).

Lợi ích của ớt chuông xanh

Ớt chuông xanh là một trong những loại ớt được tiêu thụ rộng rãi nhất. Chúng giàu vitamin C, rất cần thiết cho hệ miễn dịch và hình thành collagen. Ngoài ra, loại rau này còn cung cấp vitamin K giúp thúc đẩy sức khỏe xương, tim; vitamin A cải thiện thị lực và sức khỏe làn da.

Ớt chuông xanh là một trong những loại ớt được tiêu thụ rộng rãi nhất

Ớt chuông xanh là một trong những loại ớt được tiêu thụ rộng rãi nhất

Bà Archana Batra, bác sĩ và là chuyên gia dinh dưỡng tại Ấn Độ, cho biết ớt chuông xanh chứa folate (vitamin B9), hỗ trợ phân chia tế bào và tổng hợp ADN và kali giúp điều hòa huyết áp.

Là nguồn giàu chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, ớt chuông xanh cũng góp phần bảo vệ sức khỏe mắt, chống lại thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Advances in Nutrition, chất xơ trong ớt chuông xanh cũng có thể chống lại các bệnh về hệ tiêu hóa như ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột (IBD).

Lợi ích của ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ nhiều vitamin C, giúp tăng cường chức năng miễn dịch và sản xuất collagen, rất quan trọng cho sức khỏe làn da.

"Ớt chuông đỏ ít calo, có thể hỗ trợ giảm cân. Chúng cũng chứa vitamin A, hỗ trợ thị lực, vitamin B6 giúp cải thiện chức năng não," bà Batra nói.

Đặc biệt, vitamin C có trong ớt chuông đỏ có thể giúp giảm đau đầu gối do viêm khớp.

Kali trong ớt chuông đỏ có thể cải thiện sức khỏe tim và folate hỗ trợ phân chia tế bào, tổng hợp ADN.

Ớt chuông đỏ thường được cho là lựa chọn tốt nhất

Ớt chuông đỏ thường được cho là lựa chọn tốt nhất

Ớt chuông đỏ đặc biệt giàu chất chống oxy hóa như beta-carotene và lycopene, được biết đến với khả năng tăng cường miễn dịch, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim.

Lợi ích của ớt chuông vàng

Ớt chuông vàng chứa nhiều vitamin C, A và B6, rất quan trọng cho chức năng miễn dịch, sức khỏe mắt, chức năng não.

"Loại ớt này cũng cung cấp các khoáng chất như kali và folate, giúp thúc đẩy sức khỏe tim và chức năng tế bào", bà Batra cho biết thêm.

Chất xơ trong ớt chuông vàng cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.

Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, đặc biệt là carotene, ớt chuông vàng có đặc tính chống viêm. Do đó, chúng góp phần bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Loại ớt chuông nào tốt cho sức khỏe nhất?

Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi loại mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt. Trong 3 loại ớt chuông vừa nêu, ớt chuông đỏ thường được cho là lựa chọn tốt nhất. Điều này là do chúng chín hoàn toàn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với ớt chuông xanh và vàng chưa chín.

Tuy nhiên, theo bà Batra, ớt chuông vàng lại chứa lượng vitamin C cao nhất trong 3 loại ớt chuông.

Nhìn chung, 3 màu ớt chuông đều giàu dinh dưỡng và mang lại lợi ích sức khỏe. Bạn nên kết hợp các loại ớt chuông màu sắc khác nhau để nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Theo Nguyễn Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.