Loay hoay thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Ia Boòng (huyện Chư Prông) đã đạt được 17/19 tiêu chí. Dù đã hết sức nỗ lực song mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới của xã vẫn còn lắm gian nan bởi tỷ lệ hộ nghèo hiện còn khá cao.

 Nhiều hộ nghèo do bị bệnh, không thể lao động được, đành ở nhà ngồi chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: H.T
Nhiều hộ nghèo do bị bệnh, không thể lao động được, đành ở nhà ngồi chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: H.T

Ia Boòng là xã có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày cho hiệu quả kinh tế cao như tiêu, cao su, cà phê, điều. Hiện nay, diện tích đất sản xuất của xã là 2.072 ha, trong đó, cà phê 608 ha, tiêu 181 ha, cao su 414 ha, điều 10 ha, lúa Đông Xuân 48 ha, lúa mùa 53 ha, lúa rẫy 69 ha, mì 485 ha, rau màu các loại 54 ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,4 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn 21,5% (215/1.413 hộ). Ông Cù Minh Thông-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Boòng cho biết: Xã có 12 thôn, làng, gồm 3 thôn người Kinh và 9 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung, đời sống của người dân đã có sự chuyển biến tích cực so với trước song sự chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ rất rõ nét. Trong khi những hộ trồng tiêu, cà phê, mức thu nhập cao, có hộ mỗi năm thu tiền tỷ thì những hộ chỉ trông vào các loại cây nông nghiệp ngắn ngày có mức thu nhập rất thấp. Nhiều hộ ở các làng Klũ, Klã, Jắt thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/năm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn cao. Trong đó, nhiều hộ còn có tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Phần lớn các hộ nghèo chủ yếu sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp như lúa rẫy, mì. Trưởng thôn Kpuih Boong cho biết, làng Jắt có 97 hộ, trong đó có 33 hộ nghèo. Nguyên nhân nghèo là do trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế. Phần nữa, xã có 2 con suối Ia Mơr và Ia Drăng nhưng cách nơi sản xuất của làng quá xa nên bà con không có nước tưới để trồng các cây công nghiệp dài ngày. Đã thế, 2 năm nay, diện tích lúa nước bị hạn nên không sản xuất được khiến nhiều hộ càng nghèo. “Nhiều hộ đã kiên trì khoan giếng đến 3-4 lần với độ sâu gần 100 mét để lấy nước trồng cây công nghiệp nhưng vẫn không có nước nên đành phải trồng cây ngắn ngày”-Trưởng thôn Kpuih Boong chia sẻ.

Trước thực trạng đó, hàng năm, UBND xã và các đoàn thể thường xuyên vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn sản xuất, tận dụng triệt để diện tích đất trống trồng cao su của các doanh nghiệp và đất vườn để trồng cây ngắn ngày nhằm tăng thu nhập. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà công tác giảm nghèo của địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Ông Thông cho biết thêm: Trong thời điểm hiện nay, giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, hạn hán thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của nhân dân. Vì vậy, nếu cố gắng, mỗi năm xã cũng chỉ giảm được 3% hộ nghèo. “Xã sẽ bố trí cây trồng hợp lý đối với những diện tích dễ bị hạn và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đối với những vùng đất tận dụng được nước tưới sang trồng cây công nghiệp dài ngày; áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng. Ngoài ra, từ các nguồn vốn ưu đãi, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, xã sẽ ưu tiên giúp hộ nghèo có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Qua đó, xã phấn đấu về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2019”-ông Thông khẳng định.

 Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.