Loại "sâu" ra khỏi ngành y!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua phiên xử vụ tuồn thuốc chữa bệnh tâm thần bán ra ngoài ở Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa vào ngày 27-11, dư luận không khỏi ngỡ ngàng bởi có đến 47 người liên quan nhưng chỉ có 3 bác sĩ (BS) và 2 điều dưỡng bị truy tố. Mức án cũng khá nhẹ, cao nhất là 15 tháng tù.

Mức án đã tuyên nhưng lý lẽ mà các bị cáo cầm đầu đưa ra tại tòa dường như không cho thấy họ nhận thức đây là điều sai trái. Một trưởng khoa cho rằng tiền lương của nhân viên thấp nên lấy thuốc chữa bệnh bán để… tăng thu nhập. Một trưởng khoa khác lý luận lấy thuốc bán thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nên "cảm thấy đau lòng" và "không mất đạo đức đến vậy". Những lời tự biện hộ này quả không thể chấp nhận được, bởi nó đã vượt qua ranh giới pháp luật, bước qua nỗi khổ cả về thể xác và tinh thần của bệnh nhân và đánh mất sự tôn nghiêm vốn có của nghề y.

Thời điểm này, 1 BS bị cáo buộc hiếp dâm, bắt giữ người trái pháp luật, phải ra tòa. Còn trước đó là các vụ án nâng khống giá thuốc, thiết bị y tế, trục lợi bệnh nhân...

Nghề y cao quý, nhưng các y, BS cũng là con người bình thường và mang đầy đủ những tình cảm hỉ nộ ái ố của con người. Họ vẫn bị tác động của cuộc sống vật chất và cần sự điều chỉnh từ cơ chế quản lý, sự tương tác với bệnh nhân. Bởi vậy, trong bức tranh tưởng chừng bị nhuốm màu của ngành này, chúng ta không khó để thấy những nhân cách cao quý, những sự hy sinh thầm lặng đang diễn ra từng giờ từng phút trong các bệnh viện, bên những giường bệnh và trong cả những đôi mắt trông chờ từ người thân của những vị BS.

Một đất nước còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã có một hệ thống y tế khá phát triển và ngày càng nhiều người dân ở các quốc gia tiên tiến xem đây là nơi chữa bệnh lý tưởng. Khi cả thế giới đang chao đảo vì Covid-19, Việt Nam đã trở thành một trong những kiểu mẫu điển hình cho sự thành công ngăn chặn dịch bệnh. Tất nhiên, công đầu là của những vị BS đáng kính, của hệ thống y tế tập trung được sức mạnh toàn diện. Trong lúc nguy nan nhất, các BS không ngần ngại có mặt ở những điểm nóng và đã có người mắc bệnh. Họ kiệt quệ vì mệt mỏi, lao lực vì làm việc quá sức nhưng vẫn bền bỉ đương đầu cùng dịch bệnh và đã chiến thắng.

Bận bịu với công việc nhưng từ năm 2015, tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã phát động chương trình mổ tim miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh 16 tuổi. Ngay trong đợt đầu của chương trình này sẽ thực hiện cho 500 ca. Nhiều trẻ em đã có được thân thể khỏe mạnh, trái tim vững nhịp, thậm chí vượt qua lằn ranh sinh tử từ những chương trình này.

Hàng chục năm qua, nhiều BS của các bệnh viện tại TP HCM và một số địa phương khác vẫn đều đặn tổ chức định kỳ những chuyến khám chữa bệnh cho bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Ngay thời gian này, tại các địa phương vừa bị bão lũ hoành hành, vẫn đang có mặt nhiều đoàn khám chữa bệnh miễn phí giúp người dân chống chọi với dịch bệnh sau lũ.

Một hòn ngọc hoàn thiện sẽ không tì vết. Ngành y cũng thế, những giá trị cao đẹp luôn cần được giữ gìn mà trước hết là cần loại bỏ những con sâu đang làm hoen ố chiếc blouse trắng.

Theo Hiếu Nghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam