Loại khỏi ngành những công an đánh hai thiếu niên là được lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Liên quan đến vụ công an đánh hai thiếu niên, đúng như lời của đại tá Lâm Thành Sol - Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng - tuyên bố, quan điểm Ban Giám đốc Công an tỉnh là cán bộ, chiến sĩ nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.
Hình ảnh công an đánh hai thiếu niên cắt từ clip.
Hình ảnh công an đánh hai thiếu niên cắt từ clip.
Chiều 30.9, đại tá Lâm Thành Sol - Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng - đã có quyết định kỷ luật đối với 5 cán bộ, chiến sĩ liên quan đến vụ bạo lực với hai thiếu niên...
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ, gồm: Đại úy Châu Minh Trung; trung úy Nguyễn Quang Thái và thượng úy Đoàn Tấn Phong; kỷ luật bằng hình thức cách chức phó đội trưởng xuống làm cán bộ đối với đại úy Hứa Trường An; kỷ luật cảnh cáo đại úy Trần Minh Đời.
Trong vụ bạo lực, 3 cảnh sát Thái, Trung, Phong không thể chối cãi, vì đã bị camera giám sát của nhà kho ghi lại rõ ràng. Nếu không có clip ghi hình từ camera, chưa biết sự việc đi về đâu và rất khó để xử lý những cán bộ, chiến sĩ vi phạm.
Trong bài "Ai vi phạm luật thì xử theo luật, công an không được tùy tiện đánh người", Báo Lao Động đã phân tích những hành vi sai trái của các chiến sĩ công an đánh hai thiếu niên ở  Sóc Trăng, và cho rằng, những chiến sĩ công an đó đã không thi hành đúng phận sự, thiếu chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức, đánh dân, họ làm hoen ố hình ảnh đẹp đẽ của đồng đội. Những người này không xứng đáng đứng trong hàng ngũ công an nhân dân.
Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh thì phải nâng cao chất lượng của lực lượn và muốn như vậy thì phải loại bỏ ra khỏi hàng ngũ những người có hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Dư luận còn nhớ vụ nữ đại úy công an đại náo sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó bị loại ra khỏi ngành. Người dân rất đồng tình về cách xử lý cương quyết của ngành Công an.
Càng kỷ luật càng rèn luyện lực lượng tinh nhuệ, càng buông lỏng kỷ cương càng xa rời nhân dân.
Những trường hợp sai trái, dân biết hết, không giấu được, cho nên việc bao che chỉ làm dân bức xúc. Vụ đánh hai thiếu niên ở Sóc Trăng là ví dụ điển hình.
Sự cương quyết tước danh hiệu công an nhân dân đối với ba cán bộ công an trong vụ việc trên càng chứng tỏ kỷ cương, kỷ luật của lực lượng công an và càng được lòng dân.
Vụ này cũng là bài học cho cán bộ, chiến sĩ công an, làm nhiệm vụ đúng phận sự, đúng chức trách, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật.
Cùng với thực thi công vụ lấy pháp luật làm trọng là biết tôn trọng dân.
Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.