Linh Phong cổ tự: Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước khi đến Linh Phong cổ tự, tôi biết chùa còn có tên gọi chùa ông Núi. Anh hướng dẫn viên tên Quang của Công ty Lữ hành Hải Âu giới thiệu rất đây là điểm du lịch tâm linh nằm trong tuyến điểm du lịch trọng điểm của Quy Nhơn.

Núi Bà cao xanh nhấp nhô đá, trên đỉnh có tảng đá cao tựa dáng người đàn bà và xung quanh mấy hòn đá nhỏ giống bầy con vẻ ngong ngóng ra biển khơi. Trên đất nước mình cứ đỉnh núi nào có hòn đá lớn trên đỉnh đều được gọi đá Vọng Phu. Kẻ hóa đá trông chồng mưu sinh biển khơi nơi sóng cả cá dữ không thể quay về, người hóa đá ngóng chồng chiến trường xa lam chướng thây vùi trong cỏ bỏ lại sau lưng một nheo nhóc quê nhà.

 

Ảnh: H.T.H
Ảnh: H.T.H

Lòng thủy chung của các nàng lưu gương đến mai sau để đá cũng có tên, núi cũng có danh. Chùa Linh Phong nằm trên sườn phía Đông Nam của núi Bà, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 37 cây số.

Đường lên chùa dốc đứng, bậc đá gắn mấp mô. Cứ leo hết một trăm bậc là đến chính sân chùa rợp cây xanh trăm tuổi. Tôi cùng các du khách vừa leo vừa thở, ai cũng phải nghỉ vài quãng để vừa lấy hơi vừa ngắm xóm làng bên dưới đẹp như tranh thủy mặc, mồ hôi tuôn dòng, nhịp tim tăng gấp. Mấy cô, mấy chị bỏ giày dắt tay nhau leo thoăn thoắt qua những bậc đá đã nhẵn dần theo năm tháng bởi nhiều dấu chân người vãn cảnh chiêm bái và của người tu hành. Có lẽ lâu lâu rồi họ mới đi chân trần trên những vùng địa hình hoang sơ cỏ đá chen nhau như vầy nên thú vị, nên hoài niệm kể nhau nghe ngày bé thơ đầu trần chân đất. Tự nhiên, tôi thấy lấp lánh những vẻ đẹp nguyên bản từ những quý phái, sang trọng tôi vừa thấy trước đó không lâu và những khoảng cách được kéo gần lại. Nhìn từ sân chùa thấy biển bao la, khung cảnh xung quanh núi non hoa cỏ tốt tươi thơm ngát.

Theo tích xưa, cách đây 700 năm có vị sư già tên Lê Ban đến núi này tu trong hang đá, ông chính là thiền sư Tịnh Giác-Thiện Trì, sư sống thanh bần trên núi, dùng vỏ cây làm quần áo, dân trong vùng ít khi gặp và giao tiếp, mối liên hệ duy nhất là ông kiếm củi đặt xuống chân núi, dân làng ai lấy củi thì đem gạo muối đến để lại mà đổi. Lâu dần họ gọi sư là ông Núi. Cho đến một đợt dịch bệnh đổ về làng chân núi này, dân ngã bệnh và chết nhiều, vị sư xuống núi, làm thuốc chữa hết bệnh cho dân làng, từ đó cảm kích tấm lòng của sư, mọi người góp của, góp công xây một am nhỏ bằng đá lợp cỏ tranh cho sư  tu. Đến năm 1873, chúa Nguyễn Phước Tú cho xây dựng lại chùa và đặt tên là Linh Phong thiên tự.

Năm 1895, Thượng thư bộ công Đào Tấn cho tu bổ lại ngôi chùa khang trang và viết bài Linh Phong tự ký bằng chữ Hán. Vào năm 1965, chùa ông Núi nằm trong khu vực vùng căn cứ cách mạng của Bình Định nên bị bom rải cháy gần hết, hiện tại chùa vừa được xây lại với 3 điện thờ lớn và khuôn viên với thiết kế khang trang nhưng vẫn giữ được thần khí. Đi giữa những hàng cột gỗ thẳng tắp, ngước nhìn mái ngói đỏ au, núi rừng xanh thẳm phía sau lưng chùa, mùi trầm hương phảng phất, tôi ngồi lặng nghe sư chủ trì Huệ Quang hơn 80 tuổi nói chuyện đời chuyện đạo, xem lại những bức ảnh chùa thời quá khứ... giữa chốn thiền môn lòng người thanh thản lạ thường.

Hàng năm, vào ngày 25 tháng Giêng Âm lịch-ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa, hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến lễ chùa, du xuân. Người viết bài này chưa một lần được trẩy hội chùa Linh Phong nhưng cũng có thể hình dung được và hiểu được vì sao ngôi chùa này được nhân dân trong vùng và du khách thập phương sùng bái đến vậy.

Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.