Lệch lạc với 'drama' trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng triệu công dân cõi mạng (netizen) người Việt sẵn sàng bỏ thời gian, thậm chí đóng phí, thức thâu đêm hóng drama tình ái của một nhân vật có ảnh hưởng trên mạng. Nghe như thể thứ tin tức ấy sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời và công việc của họ.

drama-la-gi-e1636651171459.jpg

Chẳng biết việc chờ nghe kết quả livestream đối chất giữa anh chàng có nickname ViruSs với những cô nàng x, y, z của anh ta có thật sự là một trò giải trí, thư giãn thú vị, đáng để tham gia? Trong khi thực ra đó chỉ là một trong rất nhiều thông tin vô bổ trên mạng, nếu không muốn nói là thông tin nhảm nhí.

Nói cho cùng, tò mò hóng hớt đôi chút với những chuyện lùm xùm cõi mạng nói cho cùng cũng có thể lý giải được, vì não bộ con người dường như không thể tránh được một lỗi cố hữu, là hứng thú với những chuyện kình cãi, đấu đá nhiều hơn so với những chuyện khác. Tuy nhiên, đến mức như thể bị nghiện, lùng tìm cho bằng được, "lót dép" hóng hớt bằng mọi giá thì quả là vấn đề đáng lo ngại về trình độ tiêu dùng thông tin của một bộ phận không nhỏ netizen Việt. Chẳng phải ngẫu nhiên mà xuất hiện ẩn dụ "hít drama", hàm ý rằng những người săn lùng, hóng hớt drama hằng ngày hằng giờ rõ ràng là có dấu hiệu điển hình của một con nghiện.

Miễn bàn về chiêu trò hay trách nhiệm của chủ nhân các drama. Vì không phải hôm nay, không phải chuyện của anh chàng ViruSs và các cô nàng thì rồi cũng sẽ là chuyện trong một hôm nào đó khác, của một ai đó khác. Thực tế cõi mạng cho thấy sẽ luôn luôn có những thế lực, những nhân vật sẵn sàng trưng ra, hoặc bày trò những thứ drama quái gở. Nhưng cái sự lệch lạc tiếp theo mới đáng nói.

Mỗi drama thường dính dáng đến một bi kịch cá nhân nào đó. Vậy sao lại biến bi kịch cá nhân thành trò giải trí tập thể? Đến mức chính nhân vật bi kịch cũng tự chọn cách chủ động đưa câu chuyện của mình lên mạng, biến thành điểm hẹn giải trí tập thể, thậm chí thu tiền tham dự.

Quái gở thứ hai, là sao lại tự nguyện và hồ hởi tham gia thực hành văn hóa soi mói chuyện riêng tư của người khác. Thậm chí đóng tiền để được thực hành thứ văn hóa xấu xí đó.

Rồi sau tất cả những câu chuyện đầy độc hại đó, trí não của kẻ "hít drama" thu nhận được gì? Hay chỉ thu nhận được những điều tệ hại và năng lượng tiêu cực đánh sập niềm tin cuộc sống? Hay chỉ được thứ tư duy chạy theo dư luận bầy đàn?

Chẳng có kiểu nghiện nào mà không đẩy kẻ nghiện vào tình cảnh tâm lý sa sút, mất kết nối với rất nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Cứ "hít drama" thường xuyên thì tâm lý sẽ bị tiêu cực hóa. Chưa kể việc dành quá nhiều thời gian cho "sân khấu mạng" có thể làm cho những kẻ nghiện ấy lơ là những mối quan hệ thật, công việc thật, cuộc sống thật.

Mỗi người có bao nhiêu năm tháng tuổi trẻ để sống có giá trị trong cuộc đời duy nhất của mình? Nếu cứ mỗi ngày lao vào tìm kiếm drama từ cuộc đời của người khác thì cuộc đời của chính mình sẽ là gì? Liệu có đủ chất liệu để làm thành một drama vô bổ cho kẻ khác không? E rằng, ngay cả như thế cũng là không. Vì cuộc đời bạn đã trở thành vô nghĩa.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.