Lễ Lih-Nét văn hóa người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ Lih thường do con cháu trong dòng họ làm cho người lớn tuổi khi thấy cha mẹ, ông bà chân đã yếu, mắt đã mờ với ý nghĩa cầu mong cha mẹ, ông bà sống lâu, khỏe mạnh.

Đầu tháng 8-2016, tôi may mắn được tham dự lễ Lih do các con của bà Ksor H’Lú tổ chức cho mẹ tại làng Bon Đê, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa.

 

Lễ Lih tổ chức ở nhà bà Ksor H’Lú.                                                                 Ảnh: Y.P
Lễ Lih tổ chức ở nhà bà Ksor H’Lú. Ảnh: Y.P

Ngoài công việc mời thầy cúng, già làng, trưởng thôn và tất cả người thân trong gia đình, họ hàng gần xa thì công việc chuẩn bị lễ để cúng là một phần rất quan trọng trong việc làm lễ. Lễ chuẩn bị gồm: 1 đầu bò, 1 đùi bò, gan, tim, huyết…, 3 ghè rượu bông băng và 1 cái rìu. Bông băng, huyết, ruột, tim, gan được để trên chiếc rìu (theo quan niệm của người Jrai, cái rìu là biểu tượng cho sức mạnh. Còn sợi bông làm cho tâm hồn con người được nhẹ nhàng, thanh thoát…), thầy cúng ngồi đối diện với người giúp việc là trưởng thôn của Bon Đê, ở giữa là 3 ghè rượu…. Trước khi cúng, người giúp việc hút rượu của 3 ghè vào 3 chiếc ca, 3 ca rượu này được đem ra ngoài sân đổ xuống đất và khấn để báo cáo hôm nay các con làm lễ Lih cho mẹ, mong các Yàng chứng kiến. Tiếp theo, thầy cúng bảo bà Ksor H’Lú đặt chân phải lên rìu, thầy cúng đổ chén rượu lên chân bà và đọc lời khấn khoảng 10 phút... “Ơi các Yàng, hôm nay các con trong gia đình làm lễ Lih cúng sức khỏe cho bà Ksor H’Lú, mời Yàng về ăn con bò, uống rượu. Các thần hãy chứng kiến, nếu có sai trái hãy bỏ qua đừng bắt tội để cho sức khỏe bà Ksor H’Lú được dẻo dai… Hỡi Yàng, hãy xua đuổi tà ma và ban sức khỏe cho bà Ksor H’Lú sống lâu, sống khỏe, ở lâu dài với con cháu…”.

Nhưng có một sự việc không may xảy ra, đó là trước lúc làm lễ 1 ngày, khoảng 5 giờ chiều hôm trước có vụ tai nạn giao thông làm chết 2 người của làng Bon Đê. Theo phong tục, khi gia đình cúng Lih (cầu an cho cha mẹ có sức  khỏe, sống lâu) chưa làm lễ mà gặp những việc như trên thì thường sẽ dừng lại… Song trong luật tục người Jrai vẫn có cách giải quyết. Gia đình cũng như thầy cúng, trưởng thôn, già làng bàn bạc để cho việc làm lễ không bị gián đoạn, đó là lấy một sợi chỉ màu trắng buộc phía trước đường vào ngôi nhà gia chủ, sau đó mời thầy cúng đến cầu khấn. Lễ cúng này gọi là Ptlah, tách riêng ra với lễ Lih hay còn gọi là cắt đứt liên hệ giữa người sống và người chết. Theo quan niệm của người Jrai, nếu như không làm lễ này thì “hồn ma” sẽ tưởng cúng cho mình, lúc đó người sống là bà Ksor H’Lú vẫn đau ốm... và lễ cúng cho sức khỏe bà Ksor H’Lú không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy Ptlah được xem là một trong những lễ nhằm “xử lý tình huống”.

Bà Ksor H’Chong, con gái bà H’Lú chia sẻ: “Mí (mẹ) đã lớn tuổi rồi, con cái luôn mong mí khỏe mạnh nên thống nhất làm lễ quan trọng Lih cho mí. Đây là một trong những lễ nếu bỏ qua sau này muốn làm cũng không được…, sẽ khiến chúng tôi cảm thấy áy náy, ân hận cả đời. Vì thế, tuy gia đình còn nhiều khó khăn song chúng tôi đoàn kết nhất trí mua bò về làm lễ Lih để mong mẹ khỏe, sống lâu cùng con cháu”.

Cuối cùng lễ Lih đã xong, ai nấy đều vui mừng và chúc sức khỏe cho bà Ksor H’Lú mà trong làng thường gọi “Mí Thuin” (theo phong tục, người Jrai gọi tên cha mẹ bằng cái tên con đầu) cũng như mong gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống…

Lễ Lih là một trong những lễ mang đậm tính nhân văn, thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Jrai. Không chỉ làm lễ cầu mong cho ông bà, cha mẹ khỏe mạnh mà con cháu tổ chức lễ cũng cảm thấy yên tâm, bình an và hạnh phúc khi làm được điều gì đó để đáp lễ nghĩa bậc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.

Y Phương

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.