Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc: Giới thiệu nét đẹp của đồng bào các dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 1/11, Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” năm 2024 và khai mạc triển lãm ảnh được tổ chức tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột).

Trao giải Nhất cuộc thi cho tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh (huyện Lắk, Đắk Lắk) với tác phẩm “Sầu riêng Đắk Lắk vươn tầm ra thế giới”.
Trao giải Nhất cuộc thi cho tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh (huyện Lắk, Đắk Lắk) với tác phẩm “Sầu riêng Đắk Lắk vươn tầm ra thế giới”.

Hoạt động do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (22/11/1904 - 22/11/2024).

Sau hơn 6 tháng phát động, cuộc thi nhận được 877 tác phẩm của 117 tác giả từ 30 tỉnh, thành phố tham gia. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 7 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải. Bộ ảnh “Sầu riêng Đắk Lắk vươn tầm ra thế giới” của tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh (huyện Lắk, Đắk Lắk) xuất sắc đoạt giải Nhất. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải cho tác phẩm được yêu thích nhất và 10 giải thưởng chuyên đề cho các tác phẩm ảnh sáng tác về đề tài văn hóa, xã hội, du lịch, nghề truyền thống, lực lượng vũ trang xuất sắc và ấn tượng nhất.

Theo đánh giá của Ban Giám khảo, nhiều ảnh bộ gửi tham gia có chất lượng nghệ thuật cao và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Mỗi bộ ảnh là một câu chuyện đặc sắc, cuốn hút. Các tác phẩm đã thể hiện phong phú, đầy đủ các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Cuộc thi là sân chơi công bằng, chuyên môn tốt, cần được duy trì và phát huy trong những năm tới.

Tại buổi lễ, nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, cuộc thi là hoạt động văn hóa nghệ thuật để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Đắk Lắk cùng nhìn lại chặng đường đấu tranh, giành thắng lợi vẻ vang trong sự đồng hành với lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây là dịp giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Thông qua cuộc thi và triển lãm ảnh đã làm nổi bật hình ảnh vùng đất, con người, vị thế, uy tín của Đắk Lắk qua 120 năm xây dựng và phát triển, dấu ấn trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Qua đó, lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh Đắk Lắk vươn lên, phấn đấu xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh, bản sắc; đồng thời giới thiệu đến công chúng những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào 49 dân tộc.

“Để có những tác phẩm đẹp, ngoài sự đam mê, dấn thân, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải có sự đồng điệu, đồng cảm từ vùng đất, con người, văn hóa của vùng miền nơi đặt chân đến. Tham dự cuộc thi, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, tác giả trong và ngoài tỉnh đã nhận được sự phối hợp, tạo điều kiện từ các cơ quan, ban, ngành và nhân dân trong quá trình đi tìm cảm hứng, chất liệu để sáng tác. Những nhân vật sống động cùng không gian đời sống đậm bản sắc là cảm hứng để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tác, ghi lại chân thực nét đẹp của chân dung, văn hóa, cuộc sống bình dị đầy giá trị” - nhà văn Niê Thanh Mai nhấn mạnh.

Đại biểu tham quan triển lãm.
Đại biểu tham quan triển lãm.

Dịp này, Ban Tổ chức đã trao 10 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có thành tích học tập tốt; tặng ảnh nghệ thuật cho Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk bán đấu giá để gây quỹ.

Theo Tin, ảnh: Hoài Thu (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Gương mặt thơ: Đoàn Hữu Nam

Gương mặt thơ: Đoàn Hữu Nam

(GLO)- Lâu nay, tôi cứ nghĩ, Đoàn Hữu Nam chỉ là người viết văn xuôi lừng danh xứ Bắc. Anh đã từng nhận giải A với tiểu thuyết “Rễ người” do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 2019; giải A cho tiểu thuyết “Thổ phỉ” năm 2004 do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trao.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

(GLO)- Bài thơ "Trước hồ sen" của tác giả Nguyễn Đình Phê không chỉ khắc họa vẻ đẹp thanh tao của hoa sen mà còn gợi mở một không gian tĩnh lặng, trầm tư. Nơi đấy con người tạm xa bộn bề ưu phiền, tìm đến sự thành thản tâm hồn...

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?