Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Dầu Giây-Tân Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 28-10-2023 thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, có tổng mức đầu tư là 8.776 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các thành viên gồm lãnh đạo các Bộ: Tài chính; Giao thông-Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Quốc phòng; Công an; Nông nghiệp và PTNT; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m (ảnh minh họa)

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m (ảnh minh họa)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.

Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng thẩm định liên ngành có văn bản cử người gửi về cơ quan thường trực Hội đồng trước ngày 1-11-2023.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối (Km60+243.83), vượt qua vị trí giao cắt với quốc lộ 20 (tại khoảng Km69+400 - Quốc lộ 20) khoảng 200 m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài cao tốc khoảng 60,24 km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc Dầu Giây-Tân Phú được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp. Phân kỳ giai đoạn 1, tuyến có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h, khoảng 4-5 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp (theo chiều xe chạy).

Tại các vị trí nút giao liên thông, nền đường đào sâu, điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 24,75 m. Với quy mô xây dựng như trên, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư là 8.776 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.