Lao động bỏ trốn gây nhiều hệ lụy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau 2 năm tạm yên ắng vì đại dịch COVID-19, tình hình lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn lại gia tăng.

Số liệu tại một hội thảo mới đây do Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố cho thấy 9 tháng năm 2023, tỉ lệ lao động Việt cư trú bất hợp pháp là 34,5%, trong khi tỉ lệ cam kết với phía Hàn Quốc là 28%. Các địa phương ghi nhận tỉ lệ cao, từ 33%-37% có Hải Dương, Lạng Sơn, Nam Định, Vĩnh Phúc.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay tổng số người lao động Việt Nam đang làm việc ở các thị trường là 712.607 lao động, trong đó có 46.677 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp, chiếm tỉ lệ 6%.

Trong số các thị trường có lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp thì Hàn Quốc và Nhật Bản có số người Việt bỏ trốn ra ngoài làm việc nhiều nhất. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã làm việc nhiều lần với các cơ quan chức năng của nước bạn để giải quyết hiện trạng này. Chính phủ hai quốc gia trên cũng đưa ra nhiều giải pháp, vừa có tính nhân đạo vừa nghiêm minh để số lao động bỏ trốn tự giác ra trình diện, đưa họ trở lại Việt Nam.

Với Hàn Quốc, cơ quan chức năng Việt Nam và nước bạn đã đưa ra nhiều biện pháp chống trốn, như phía Việt Nam yêu cầu lao động ký quỹ 100 triệu đồng; ngừng đi làm việc tại nước ngoài 2-5 năm; hạn chế thi năng lực tiếng Hàn. Phía Hàn Quốc quy định chủ doanh nghiệp nếu dùng lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp sẽ bị hạn chế tuyển dụng trong 3 năm; lao động vi phạm có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền 30 triệu won. Hàn Quốc đồng thời xem xét lại hạn ngạch tuyển dụng năm tiếp theo cho quốc gia có nhiều lao động trốn ra ngoài làm việc...

Nỗ lực của hai bên giúp giảm thiểu một phần tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp, song tỉ lệ hiện nay vẫn ở mức cao hơn cam kết với Hàn Quốc. Hệ lụy của tình trạng này là đã rõ: Không chỉ người bỏ trốn bị các hình thức xử lý của nước sở tại, tình trạng việc làm bất hợp pháp là có thể có thu nhập cao song bấp bênh quyền lợi và khi xảy ra các sự cố sẽ khó bảo đảm các quyền lợi, thiếu đi sự bảo vệ từ cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan hữu trách. Mặt khác, chính người bỏ trốn đã làm cho các cam kết giữa hai bên bị vi phạm, những người đáng lẽ sẽ tiếp tục qua nước bạn làm việc sẽ bị mất đi cơ hội đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, học được kinh nghiệm, ngoại ngữ và dành dụm được ít vốn liếng để khởi nghiệp, lập thân… Hơn nữa, hành vi vi phạm của họ cũng làm ảnh hưởng đến thể diện quốc gia, tạo ra dư luận, đánh giá không tốt về tính tổ chức, kỷ luật của một bộ phận lao động Việt Nam…

Mong sao người thân và gia đình, bản thân từng người lao động Việt Nam hãy nghĩ xa và rộng hơn để hành xử đúng luật, đừng có hành vi sai trái, chỉ vì sai phạm của mình mà ảnh hưởng đến những người khác tại quê nhà và quốc thể Việt Nam. Bao giờ sự hợp pháp cũng đem lại niềm tự hào chính đáng, sự tự tin để thăng tiến, thành công trong công việc.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.