Lắng nghe thực tiễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không ngoài dự đoán của nhiều người, việc khai báo "di biến động dân cư" tại TP HCM đã phải tạm dừng trên các tuyến đường nội thành trong ngày 15-8, chỉ còn duy trì tại 12 chốt kiểm soát ở những cửa ngõ ra vào thành phố.

Mục đích của việc triển khai phần mềm khai báo là thiết thực nhưng khi tiến hành thì xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Càng ùn tắc càng dễ lây Covid-19, có thể vi phạm Chỉ thị 16/CT-TTg. Đó là chưa nói phải huy động khá đông nhân sự thuộc nhiều lực lượng cùng kiểm tra, hướng dẫn, điều tiết...

Trước đó, hồi 0 giờ sáng 31-5, thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, Gò Vấp dựng lên 9 hàng rào kiểm soát người và phương tiện ra vào quận. Suốt cả sáng 31-5, người và xe kẹt cứng tại các chốt kiểm soát, trong khi Gò Vấp đang là điểm nóng Covid-19, nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 rất cao. Chỉ đến trưa cùng ngày, quận phải dỡ 9 hàng rào, tìm giải pháp mới.

Đến ngày 8-8, khi dịch Covid-19 diễn biến xấu trên địa bàn thủ đô, TP Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 và ban hành quy định người đi đường phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy đi đường kèm theo lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị (!). Tình trạng giao thông ngay sau đó lộn xộn đến mức nào ai cũng đã biết, 2 ngày sau TP Hà Nội ra thông báo hỏa tốc bỏ quy định về các giấy phụ!

Ba trường hợp kể trên cho thấy các nhà chức trách công đã thiếu nắm bắt sâu sát thực tiễn, chưa điều nghiên kỹ tình hình trước khi ban bố và áp dụng quy định hành chính. Trong mọi hoàn cảnh, giữa lý thuyết và thực tế phải có tiếng nói chung thì quyết sách, giải pháp mới đạt hiệu quả; còn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì càng không nên duy ý chí, mà trước khi ban hành chủ trương hay quy định phải có sự tính toán kỹ, dự lường mọi tình huống, tương ứng mỗi tình huống là một kịch bản ứng phó. Có như vậy thì người thực thi công vụ mới không phải vác chân lên mà chạy cho kịp diễn biến thực tế, mới khỏi bị thực tế "cắt đuôi"...

Nhìn từ bình diện ngược lại, chúng ta thấy có những chủ trương quan trọng sau một thời gian được thực tiễn kiểm chứng đã giúp người làm chính sách có sự điều chỉnh kịp thời. Ví dụ như mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến". Đây là mô hình hay, từng áp dụng thành công ở Bắc Giang và Bắc Ninh lúc 2 tỉnh này bùng dịch. Nhưng khi TP HCM và các tỉnh lân cận vận dụng thì lại khác, do dịch Covid-19 ở phía Nam diễn biến kéo dài, đặc thù doanh nghiệp (DN) thường quá đông lao động, nên DN không thể triển khai "3 tại chỗ" quá lâu, bởi không bảo đảm nguồn lực.

Từ thực tế của mình, các DN, hội - ngành tổ chức "3 tại chỗ" đã lên tiếng về những bất cập, đề xuất điều chỉnh hoặc thay đổi mô hình. Các bộ, ngành hữu quan và TP HCM đã tiếp thu và liên tục có hồi đáp tích cực. Bộ Y tế giao quyền về "3 tại chỗ" cho các địa phương quyết định, TP HCM lập nhóm công tác hỗ trợ nhanh các DN thực hiện mô hình này, tiến tới sẽ sớm có sự thay đổi hợp lý.

Để quản lý, điều hành xã hội một cách nghiêm minh, hiệu quả và nhân văn, phải luôn bám sát thực tiễn để chắt lọc từ đó những bài học giá trị.

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.