Làng chài của người Nam Bộ trên cao nguyên bazan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều năm sống cảnh “xóm ngụ cư”, lênh đênh theo con nước thì đến nay, làng chài của những người con miền Tây Nam Bộ đã hình thành, người dân an cư lập nghiệp trên cao nguyên bazan đầy nắng gió.
Sông Sê San nằm giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km. Hơn 10 năm trước, đặc biệt là từ khi Thủy điện Sê San chặn dòng, người dân bắt đầu đổ về đây làm nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản. 
Dân ở đây chủ yếu là những người đến từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Long An và một số đến từ Thừa Thiên - Huế di cư lên cao nguyên này để đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng.
Người dân làng chài nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện Sê San.
Người dân làng chài nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện Sê San.
Ban đầu, họ làm những ngôi nhà nổi tạm bợ trên lòng hồ thủy điện thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai. Sau khi “xóm ngụ cư” ngày một đông hơn, một số gia đình di chuyển sang bờ bên kia thuộc xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, Kon Tum để tìm nguồn lợi thủy sản mới. 
Từ làng chài đến trung tâm xã Ia Tơi phải vượt hơn 10 km đường rừng. Sống giữa vùng lòng hồ, làng chài bị tách biệt với thế giới xung quanh, không điện, không nước sạch. Con thuyền vừa dùng để di chuyển, vừa là phương tiện để mưu sinh. Nhìn từ xa, những ngôi nhà nổi hoàn toàn bị bao vây bởi mênh mông nước của lòng hồ rộng lớn. Chỉ một cơn gió nhẹ làm mặt nước chao nghiêng thì những ngôi nhà nổi cũng lắc lư theo con nước. 
Con thuyền vừa dùng để di chuyển, vừa là phương tiện để mưu sinh.
Con thuyền vừa dùng để di chuyển, vừa là phương tiện để mưu sinh.
Nhà cũng được dựng lên rất đơn sơ gồm những thân cây nứa và gỗ ghép lại để tiện cho việc di chuyển trên mặt nước. Vì cuộc sống di cư nên những cư dân làng chài không có giấy tờ, sống trốn tránh chính quyền và luôn thường trực nỗi lo bị bắt phạt hoặc đuổi đi nơi khác. Tất cả họ đều chung cảnh tạm bợ, không “đất cắm dùi”, con cái không được đi đến trường, không được chăm sóc y tế.
Là người đầu tiên đặt chân đến lòng hồ Sê San mưu sinh, ông Nguyễn Văn Triều (quê tỉnh An Giang) kể lại: Năm 2009, quê tôi bị mất mùa, gia đình rất chật vật kiếm cái ăn. Lúc đó, có người mách nước nên tôi một mình khăn gói lên đây thử vận may. 
Ban đầu, tôi chỉ dựng tạm cái chòi bên mép sông để bắt tôm, cá nhỏ làm kế sinh nhai. Ở lâu tôi phát hiện lòng hồ này tôm cá rất nhiều, chỉ cần có nghề một chút là bắt được những loại cá khủng như cá lăng, cá sọc dưa… 
Đặc sản bánh tráng cá của cư dân làng chài.
Đặc sản bánh tráng cá của cư dân làng chài.
Thấy làm ăn được, tôi đưa cả gia đình từ miền Tây lên đây để mưu sinh. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng thu nhập vẫn cao hơn ở quê, đủ nuôi cái ăn cho cả gia đình.
Cũng mang cả gia đình lênh đênh kiếm sống trên vùng lòng hồ, ông Trần Tằm (quê tỉnh Sóc Trăng) trải lòng: Ở quê ruộng đất không có, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Thấy người anh họ vào đánh bắt cá được nên tôi đi theo. Được vài năm thì vợ con cũng lên đây theo để phụ giúp. Bình quân mỗi ngày kiếm được khoảng 200 nghìn đồng, dù không nhiều nhưng đỡ hơn ở quê. 
Những ngôi nhà khang trang của cư dân làng chài được nhà nước hỗ trợ xây dựng.
Những ngôi nhà khang trang của cư dân làng chài được nhà nước hỗ trợ xây dựng.
Cũng theo ông Tằm, ban đầu chỉ có vài hộ dựng lều bên bờ sông để mưu sinh. Về sau được chính quyền vận động nên các hộ dân đã tập trung lại bên bờ thuộc xã Ia Tơi để đánh bắt cá và nuôi cá lồng. 
Dù sống trên cao nguyên nhưng nhịp sống của cư dân làng chài vẫn giữ vẹn nguyên những nét đặc trưng của người con Nam Bộ. Ban ngày, dân làng chài chăm sóc, nuôi cá lồng. Tối đến, họ quây quần bên những căn nhà nổi đàn hát, ca vọng cổ để vơi nỗi nhớ quê hương. Đến khoảng 2-3h sáng, họ đồng loạt “gõ thuyền”, chong đèn sáng mặt nước để đánh cá.
Tuy nhiên, vấn đề mà các hộ dân trăn trở là con em không được đến trường như bạn bè trang lứa. Ngoài ra, do chưa có đất nên không có hộ khẩu, không thể làm các giấy tờ liên quan. Biết thiệt thòi là thế nhưng nhiều gia đình không còn cách nào khác đành phải cho con nghỉ học, ở trên nhà nổi để phụ giúp cha mẹ. Việc đến trường của trẻ em làng chài bỗng chốc trở nên quá xa xôi.
Sinh hoạt của cư dân làng chài đều diễn ra trên mặt nước.
Sinh hoạt của cư dân làng chài đều diễn ra trên mặt nước.
Hiểu được những khó khăn của bà con và để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cũng như đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, UBND tỉnh Kon Tum và huyện Ia H’Drai đã xây dựng kế hoạch cụ thể để đón nhận, chăm sóc, hỗ trợ người dân làng chài yên tâm sinh sống trên quê hương mới.
Trao đổi với chúng tôi, ông Chế Hồng Quyền, Chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết: Làng chài hiện có 29 hộ với hơn 100 nhân khẩu. Trước việc người dân sống lênh đênh trên những căn nhà nổi tạm bợ, thiếu thốn đủ thứ, lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum và huyện Ia H’Drai đã đặc biệt quan tâm, hỗ trợ nhằm đưa người dân lên bờ, sớm ổn định cuộc sống; con cái được đến trường và chăm sóc y tế đầy đủ. 
Đầu năm 2018, mỗi hộ dân làng chài đã được chính quyền địa phương cấp 400m2 đất ở và hỗ trợ 50 triệu đồng để dựng nhà. Ngoài ra, hộ nào có nhu cầu thì có thể khai khẩn gần đó để canh tác, sản xuất nông nghiệp thêm. 
“Để tạo điều kiện cho bà con sớm ổn định cuộc sống trên quê hương thứ hai, chính quyền đã hỗ trợ tối đa các thủ tục, giấy tờ. Đồng thời, kéo hệ thống điện, làm đường… giúp họ sớm ổn định cuộc sống. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hỗ trợ cá giống, thức ăn cho cá; chính quyền địa phương cũng thành lập HTX nông nghiệp cá nước ngọt nhằm tìm đầu ra, hỗ trợ kĩ thuật, con giống cho hàng chục hộ nơi đây. Những giải pháp này được kì vọng là “đòn bẫy” cho sự phát triển kinh tế của bà con làng chài trong thời gian đến”, ông Quyền nói.
Dẫn chúng tôi tham quan căn nhà vừa được nhà nước hỗ trợ xây dựng, ông Tằm phấn khởi: Tôi mừng lắm, từ đây cảnh lênh đênh trên lòng hồ đã chấm dứt. Mừng hơn cả là hai đứa con được chính quyền tạo điều kiện đến trường học cái chữ. Chúng tôi biết ơn Đảng, biết ơn chính quyền và hứa sẽ chăm chỉ làm ăn, xây dựng quê hương mới ngày càng giàu đẹp.
Theo Chí Hào (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.