Lận đận tiêu chí 'Made in Vietnam'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Để có thể triển khai hiệu quả việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì một bộ tiêu chí xác định xuất xứ 'Made in Vietnam' là điều kiện hết sức quan trọng. Thế nhưng, cho đến nay, bộ tiêu chí đó vẫn… chưa có!

Tại báo cáo thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm ban hành bộ tiêu chí xuất xứ xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Theo đó, hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam còn tồn tại không ít khó khăn. Đặc biệt, việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của linh kiện, nguyên liệu không dễ dàng và tốn kém.

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ xác định rõ lộ trình phù hợp ban hành quy định về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”. Tại sao để xây dựng một bộ quy chuẩn lại khó khăn đến thế, trong khi năm 2018, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép chủ trì xây dựng quy định “sản xuất tại Việt Nam”!

Sau một số vướng mắc, tháng 5-2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công thương xây dựng quy định vấn đề này ở cấp thông tư. Đóng góp vào dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng, một số nội dung trong thông tư vượt quá thẩm quyền ban hành của Bộ Công thương.

Mặt khác, việc ban hành thông tư với nội dung quy định quản lý về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” chặt chẽ hơn khuôn khổ pháp lý hiện có đối với hàng hóa lưu thông trong nước, có thể vấp phải phản ứng tiêu cực từ các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” trên hàng hóa của mình, nhưng theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.

Trong khi đó, những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hay hộ kinh doanh cá thể, thì việc xác định mã HS (mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới), hay tính toán hàm lượng giá trị của từng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo quy định tại dự thảo thông tư sẽ là thách thức lớn…

Rõ ràng, cho dù khó nhưng không thể không làm. Các cơ quan chức năng cần ngồi lại với nhau, giải quyết những vướng mắc để khẩn trương ban hành tiêu chí dán nhãn “Made in Vietnam”.

Link bài gốc: https://www.sggp.org.vn/lan-dan-tieu-chi-made-in-vietnam-post707084.html

Có thể bạn quan tâm

Trợ lực cho xuất khẩu

Trợ lực cho xuất khẩu

Theo Bộ KH-ĐT, trong 11 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính: xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước chỉ 10,3 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 322,5 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu 296,67 tỷ USD.
An cư để lạc nghiệp

An cư để lạc nghiệp

'Công ty có 600 công nhân, phần lớn là lao động nhập cư, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được tiếp cận với nhà ở xã hội' là thực tế đáng buồn được bà Đinh Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH cao su Phong Thái (Bình Dương), chia sẻ tại diễn đàn của Đại hội XIII Công đoàn VN.
Cần đánh giá, xếp loại thi đua khách quan, thực chất

Cần đánh giá, xếp loại thi đua khách quan, thực chất

(GLO)- Cuối năm là thời điểm các cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. 1 năm làm việc, cống hiến sẽ được ghi nhận qua lần xếp loại này. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tiêu chí thi đua, xếp loại đối với cá nhân, tập thể.
Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Điều tử tế còn đây

Điều tử tế còn đây

Câu chuyện tử tế được tài khoản N.N.H. kể lại trong hành trình của anh ở Côn Đảo vừa qua. Bài viết của tài khoản N.N.H., thu hút hơn 18.000 lượt thích và gần 1.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, chỉ với vài dòng “Đó là mấy tờ tiền 500 ngàn do ai đó đặt hòn đá lên (để không bị bay mất).
Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Bứt phá trong giáo dục đại học

Bứt phá trong giáo dục đại học

Với thực tế giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc của sinh viên như hiện nay, rõ ràng rất cần một sự bứt phá cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các trường ĐH, doanh nghiệp, người học.