Lạm thu trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến hẹn lại lên, vào dịp đầu năm học mới, lạm thu hay loạn thu trong trường học lại trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều. Mặc dù, những năm gần đây, vấn đề lạm thu có xu hướng giảm bớt, nhưng ở nơi này, nơi kia, tình trạng này vẫn gây bức xúc cho không ít phụ huynh.
Một số địa phương quy định chi tiết các khoản được thu và không được thu, đồng thời nhấn mạnh sẽ "xử lý nghiêm" vi phạm về thu chi
Một số địa phương quy định chi tiết các khoản được thu và không được thu, đồng thời nhấn mạnh sẽ "xử lý nghiêm" vi phạm về thu chi

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin phản ánh của phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Thanh Trì, Hà Nội về việc "phụ huynh muốn lắp điều hòa cho con thì phải cam kết tặng lại nhà trường, nếu không tặng thì không được lắp". Hay ít ngày trước, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về việc mua bán đồng phục của một trường trung học phổ thông ở Quận 6, TPHCM. Theo đó, phụ huynh phản ảnh, nhân viên của trường yêu cầu: "Balo phải là balo đồng phục, balo không có logo trường bảo vệ không cho vào. Đồng phục phải mua theo đơn vị bộ, không được mua lẻ áo, quần, váy...". Sau đó, các hiệu trưởng nhà trường kể trên đều lên tiếng bác bỏ, khẳng định không chỉ đạo, không phát ngôn, không yêu cầu hay bắt buộc các nội dung như thông tin trên mạng xã hội nêu.

Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có những quy định rõ về các khoản thu trong nhà trường, thế nhưng, tình trạng này như căn bệnh mãn tính, có suy giảm, nhưng không khỏi hoàn toàn.

Thực tế có nhiều trường buộc phải thu một số khoản để bù đắp vào các khoản mà Nhà nước chưa thể đầu tư hết cho giáo dục. Khi ngân sách Nhà nước hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Bởi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với tâm lý "muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", nhiều phụ huynh tự nguyện chung tay với nhà trường để có thể tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho con em mình. Mọi việc sẽ không trở thành nỗi lăn tăn của nhiều bậc cha mẹ nếu các khoản phụ thu chính đáng và phù hợp với khả năng đóng góp của các gia đình.

Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu đúng và làm đúng về xã hội hóa trong giáo dục dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp, gây bức xúc xã hội. Trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục (hiệu trưởng) để xảy ra lạm thu, tiếp đến là trách nhiệm giám sát của ngành giáo dục, của cơ quan chức năng, của ban phụ huynh học sinh.

Nhiều vụ việc lạm thu đều dưới danh nghĩa xã hội hóa, ép phụ huynh tự nguyện qua ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường chỉ tiếp nhận tài trợ.

Nhiều trường hợp ban phụ huynh học sinh cũng không thực hiện đúng vai trò, trở thành "cánh tay nối dài" giúp nhà trường thu thêm nhiều khoản không hợp lý, ngoài quy định.

Dù thế nào, lạm thu tạo thêm áp lực, gánh nặng cho gia đình học sinh, nhất là gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc ở các trường vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn. Vấn đề này làm xấu đi hình ảnh môi trường giáo dục, vốn đề cao sự nêu gương. Giáo dục đổi mới thì quản lý giáo dục cũng phải thay đổi – bắt đầu từ hiệu trưởng, từ tư duy quản lý cho đến hành động, sự nêu gương... Thu gì, chi gì, nhất định phải được đưa ra bàn bạc, thỏa thuận với phụ huynh học sinh một cách công khai, minh bạch, chứ không được lạm quyền.

Chống lạm thu rất cần những giải pháp thực tiễn và nghiêm minh. Với gần 23 triệu học sinh đang ở độ tuổi đến trường, chắc rằng ai cũng mong muốn ngành giáo dục phải chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng này, đặc biệt là không để xảy ra ở vùng khó khăn, với những gia đình có kinh tế khó khăn.

Các ban phụ huynh phải phát huy được vai trò trách nhiệm của mình, tránh tình trạng như hiện nay, ban phụ huynh ở một số nơi trở thành "ban phụ thu". Sự đoàn kết của tất cả phụ huynh, sự công tâm của phụ huynh sẽ góp phần rất lớn ngăn chặn lạm thu.

Các hiệu trưởng phải vì học sinh thân yêu, nói không với lạm thu. Những hiệu trưởng không lạm thu có thể không có bằng khen, giấy khen, nhưng trong lòng dư luận xã hội khen tặng, đó là thành tích vô cùng cùng cao quý, để làm sao 2 tiếng lạm thu không còn được nhắc tới mỗi dịp năm học mới.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.