Làm gì để yên tiếng pháo?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8-8-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Theo đó, từ ngày 1-1-1995 đến nay, tình trạng sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã được ngăn chặn một cách hiệu quả, đặc biệt là tập quán đốt pháo ngày Tết gần như không còn tồn tại trong tâm thức người Việt. Nhờ vậy, chi phí của người dân cũng như hậu quả do pháo nổ đã được giảm thiểu.

 

Các loại pháo vẫn nổ râm ran trong đêm Giao thừa và những ngày Tết (ảnh internet)
Các loại pháo vẫn nổ râm ran trong đêm Giao thừa và những ngày Tết  (ảnh internet)

Mặc dù đã có quy định cấm nhưng hoạt động sản xuất, buôn bán và đốt pháo nổ vẫn còn âm ỉ. Đặc biệt, thời điểm trước Tết, hoạt động vận chuyển, buôn bán pháo lậu vẫn diễn biến phức tạp. Liên tục những ngày đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ hàng loạt vụ vận chuyển, tàng trữ, buôn bán pháo lậu. Cụ thể, ngày 1-1, Công an TP. Pleiku đã bắt quả tang đối tượng Phan Văn Tý và Võ Công Tiến tàng trữ 32 kg pháo hoa. Ngày 3-1, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Ia Grai đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng gồm: Ngô Thành Long (SN 2000, trú tại thôn Thắng Trạch 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) và Dương Triệu Vỹ (SN 1997, trú tại tổ 7, thị trấn Ia Kha) vì có hành vi mua bán pháo lậu. Ngày 4-1, Đội Đặc nhiệm Phòng Phòng-chống Ma túy và Tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh) phối hợp với Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) đã phát hiện 1 đối tượng vận chuyển 45 hộp pháo hoa có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngày 5-1, Công an huyện Chư Prông phát hiện 3 đối tượng có hành vi vận chuyển 86 kg pháo lậu…

Theo báo cáo của Công an tỉnh, chỉ trong năm 2019, lực lượng Công an toàn tỉnh đã thu giữ hơn 1.400 kg pháo các loại. Còn theo thống kê của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) thì chỉ trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Kỷ Hợi 2019, lực lượng Công an đã phát hiện hơn 3.000 vụ sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo nổ, thu hơn 27,7 tấn pháo các loại. Riêng từ tháng 2 đến đầu tháng 12-2019, lực lượng chức năng toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ 117 vụ, 157 đối tượng, thu trên 25 tấn pháo và hơn 1 ngàn quả pháo; hoạt động mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo trái phép chủ yếu diễn ra ở các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, Bắc Trung bộ giáp Lào và Tây Nguyên.

Gia Lai có hơn 90 km đường biên giới với Campuchia và gần với Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) nên được xác định là một trong những “điểm nóng” về tình trạng buôn lậu qua biên giới nói chung và vận chuyển pháo lậu nói riêng. Vào thời điểm trước Tết Nguyên đán hàng năm, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, tàng trữ và buôn bán pháo trái phép. Tuy nhiên, một lượng lớn pháo nổ vẫn tuồn vào trong nội địa. Bằng chứng là các loại pháo vẫn nổ râm ran trong đêm Giao thừa và những ngày Tết. Thực tế đó đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp ngăn chặn.

Theo chúng tôi, ngoài việc xử lý hành vi vận chuyển, tàng trữ và buôn bán pháo thì lực lượng Công an các địa phương cần có biện pháp xử lý nghiêm hành vi đốt pháo nổ. Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt rất nặng đối với hành vi sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. Thậm chí, người đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 312 Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Chế tài xử lý hành vi vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép các loại pháo đã có. Vấn đề còn lại là việc thực thi pháp luật của ngành chức năng các địa phương.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, trong dịp Tết Canh Tý, Công an các địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định của Chính phủ và Kế hoạch số 105 của Bộ Công an về tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thu hồi và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ... Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm về pháo, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tình hình an ninh trật tự.

Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép các loại pháo trong dịp Tết năm nay sẽ được ngăn chặn triệt để.

DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.