Làm chủ công nghệ vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, vấn đề có và đủ số lượng vaccine để tiêm cho người dân ở tất cả các quốc gia đã trở nên cấp thiết. Khi chưa thể tự mình làm chủ công nghệ, sản xuất thành công vaccine, câu chuyện này lại càng nóng bỏng hơn.

Dù Việt Nam đã đàm phán, đăng ký mua hơn 120 triệu liều vaccine Covid-19 ngay trong năm 2021 với nhiều đối tác, nhưng đến nay, nguồn vaccine về tương đối hạn chế, chưa như kỳ vọng. Điều này khiến lượng người và tốc độ tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Vì vậy, một chiến lược mạnh mẽ, cấp tốc về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước là điều rất cần thiết hiện nay. Chiến lược này vừa để đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt và vừa có tính chiến lược lâu dài, giúp Việt Nam chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp.

Theo các chuyên gia, cuộc đua sản xuất, tạo ra sản phẩm vaccine Covid-19 chủ yếu dựa trên 3 công nghệ.

Thứ nhất là sử dụng toàn bộ virus để tạo ra vaccine như vaccine bất hoạt, sống giảm độc lực, sử dụng virus vector.

Thứ hai là sử dụng các thành phần, tiểu đơn vị của virus. Thứ ba là sử dụng vật liệu di truyền của virus như mRNA để phát triển vaccine.

Hiện tại, 2 vaccine phát triển trên công nghệ mRNA của Pfizer và Moderna đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, 2 vaccine của Việt Nam đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng đều thuộc nhóm 2 nền tảng công nghệ cũ: Nanocovax là protein tiểu đơn vị; Covivac là virus vector.

Một vấn đề lớn khi nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), bằng sáng chế của các nhà phát triển. Trước tình hình phức tạp, nguy cấp của dịch, nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Ấn Độ… tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO.

Ý tưởng này được WHO ủng hộ và rất nhiều quốc gia hoan nghênh. Tuy nhiên, một số quốc gia như Đức, Anh… cùng nhiều tổ chức quốc tế lại nghi ngại về ý tưởng trên. Họ cho rằng, việc này sẽ tạo tiền lệ có thể gây tổn hại sự đổi mới, cải tiến trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh động thái này sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất vaccine.

Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cũng tuyên bố: WB không ủng hộ việc từ bỏ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 do lo ngại điều này sẽ cản trở sự đổi mới trong lĩnh vực dược phẩm. Nghĩa là câu chuyện từ bỏ quyền SHTT vaccine Covid-19 không hề dễ dàng và diễn ra một sớm, một chiều.

Nói cách khác, đó không thể là “đồ cho không, biếu không”, mà cần những điều kiện ràng buộc. Không phải ngẫu nhiên, trong tất cả các đối tác mà Việt Nam tiến hành đàm phán, đến nay chỉ có Nga và Cuba (2 nước có quan hệ truyền thống, lâu dài trên mọi lĩnh vực với Việt Nam) cam kết sẽ chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất vaccine Covid-19. Đây là những tín hiệu tích cực, đáng ghi nhận, dù quá trình chuyển giao đến nay vẫn chưa được thông tin cụ thể.

Làm việc với các cơ quan chức năng và các công ty nghiên cứu, sản xuất vaccine Covdi-19 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả đã đạt được. Thủ tướng yêu cầu, trong quá trình chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine, các cơ quan chức năng cần sớm xem xét, xử lý theo quy định hiện hành, trong đó có quy định về ưu đãi với các lĩnh vực công nghệ cao. Nếu vượt quá quy định hiện hành thì trình các cấp có thẩm quyền. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiến công, nói đi đôi với làm vì đây là việc quan trọng, phải làm có hiệu quả, vướng mắc tới đâu tháo gỡ tới đó.

Việt Nam đặt quyết tâm phải sản xuất bằng được vaccine Covid-19, chậm nhất vào giữa năm 2022. Với thực tế nêu trên, chỉ khi làm chủ công nghệ, tự mình sản xuất vaccine, thì chúng ta mới có tiền đề, nền tảng quan trọng nhất để sớm đẩy lùi, tiến tới chiến thắng đại dịch Covid-19.

Theo TRẦN LƯU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.