Là 'mua' hay 'thưởng'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đề xuất mức chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kinh phí tối đa 50 triệu đồng/tin được dư luận đánh giá là ý tưởng hay, có thể có tác dụng động viên, khuyến khích tố giác tham nhũng một cách bài bản, minh bạch.
Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Xung quanh đề xuất này cũng có một số khía cạnh có thể cân nhắc thêm.

Trước tiên là chuyện mang tính kỹ thuật, chẳng hạn xác định thế nào là "tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực". Bản thân hai khái niệm "tin" và "tài liệu", vốn rất khác nhau về bản chất, được nhắc chung vào một mục có thể tạo ra một khoảng trống mênh mông cho các cách hiểu, cách kiến giải khác nhau.

Dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (BCĐPCTNTC) các cấp không hề diễn giải gì về hai khái niệm này. Thử ướm vào thực tế triển khai, một "tin, tài liệu" nào đó được "bán" cho BCĐPCTNTC, thì "giá" của nó được xác định tại thời điểm cung cấp hay sau khi thẩm định và xác định được đó là "tin, tài liệu" có giá trị thực sự. Giả sử "tin, tài liệu" được "chào bán" cho BCĐPCTNTC với giá A và được mua, nhưng sau đó nó không có nhiều giá trị hoặc vô giá trị thì sẽ xử lý thế nào?

Nếu thay vì mua mà chọn "thưởng" cho người đã cung cấp "tin, tài liệu" có giá trị cho phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì sẽ thỏa đáng hơn. Vì "thưởng" thì thường sẽ là xác định sau khi kết quả đã được xác nhận rõ ràng. Chưa kể, bản thân việc dùng từ ngữ "mua" trong trường hợp này không phù hợp với phạm trù đạo đức hành pháp (executive ethics).

Việc quy định chi tiền để "mua" thông tin phòng chống tham nhũng đã được thực hiện ở một số quốc gia, dù cách thức và pháp lý cụ thể có thể khác nhau. Nhưng thường là các quốc gia sử dụng cơ chế thưởng cho những người cung cấp thông tin liên quan đến tham nhũng. Từ "mua" nếu có được nhắc đến thì cũng chỉ nên là một cách nói thuận tiện trong khẩu ngữ, chứ không nên là từ ngữ chính thức trong văn bản hành pháp của quốc gia.

Người giữ vai quản lý tài chính, trong trường hợp này là Bộ Tài chính, chắc chắn muốn có một định mức chi rõ ràng để thuận tiện, minh bạch trong việc quản lý ngân sách. Nhưng liệu sự thuận tiện quản lý ấy có vô tình đặt ra những rắc rối thứ cấp khác có khi còn mệt mỏi hơn cả thứ rắc rối mà Bộ Tài chính đang muốn tránh.

Hơn nữa, câu chuyện còn liên quan đến những giá trị cốt lõi rất quan trọng của đạo đức hành pháp - điều mà bất cứ thành viên nào của bộ máy hành pháp các cấp đều phải luôn tâm niệm trong mỗi khâu thực hành công vụ. Trung thực, minh bạch, trách nhiệm, công bằng, tôn trọng pháp luật, tránh xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi công cộng, trách nhiệm giải trình là những ràng buộc cơ bản của đạo đức hành pháp. Chuyện dùng từ "mua" hay "thưởng" như đã nói ở trên, tưởng chỉ là chuyện ngôn từ, nhưng thật ra là chuyện căn cơ của đạo đức hành pháp.

Nếu là "thưởng", thì động cơ hưởng ứng của người tham gia cung cấp "tin, tài liệu" cũng sẽ cảm nhận một giá trị khác hẳn so với chuyện "mua/bán". Theo đó, báo chí tham gia việc điều tra chống tham nhũng, tiêu cực cũng nên được tưởng thưởng xứng đáng nếu có đóng góp hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.