Kỳ vọng vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn gần 2 tuần nữa là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ khai mạc. Cả nước đang hướng về Hà Nội với tất cả sự kỳ vọng Đại hội sẽ bầu chọn một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng thực sự tài đức, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Có thể nói nhân sự Ban Chấp hành Trung ương là một trong những vấn đề quan trọng nhất của mỗi kỳ đại hội Đảng. Bởi lẽ, không chọn ra được một Ban Chấp hành Trung ương gồm những cán bộ đủ tâm, đủ tầm cho Đảng thì mọi chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược phát triển đất nước đều không thể triển khai thực hiện thành công.

Đại biểu dự Hội nghị Trung ương 14 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. (Ảnh Nhật Bắc, nguồn LĐO)
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. (Ảnh Nhật Bắc, nguồn LĐO)

Ban Chấp hành Trung ương là hạt nhân lãnh đạo chính trị và là trung tâm đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, lựa chọn người nào để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương là công việc hết sức hệ trọng, quan hệ đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc và tiền đồ phát triển của đất nước.

Từ kinh nghiệm trong việc chuẩn bị nhân sự của các kỳ đại hội trước và từ thực tế nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật, phải đối mặt với sự nghiêm trị của pháp luật trong nhiệm kỳ 2015-2020, có thể thấy, việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được Đảng ta tiến hành kỹ lưỡng, qua nhiều khâu với những tiêu chuẩn khắt khe, được công khai ngay từ Hội nghị Trung ương 8 đến Hội nghị Trung ương 14 vừa rồi, với tinh thần kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền... nhằm đảm bảo không để những kẻ cơ hội chính trị lọt vào Ban Chấp hành Trung ương, giữ cho bộ máy lãnh đạo của Đảng trong sạch, vững mạnh.

Điều đó cho thấy quyết tâm lớn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bởi ai cũng biết, từ Ban Chấp hành Trung ương sẽ có những người được lựa chọn để bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sẽ có những người được lựa chọn làm lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Có lựa chọn được cán bộ lãnh đạo tốt, dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh vì quyền lợi của dân tộc thì mới mong đạt được thắng lợi lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Vì vậy, người dân có quyền đòi hỏi những người sắp được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng phải thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là những người tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có khả năng quản trị, điều hành công việc thực tế chứ không phải là những người chỉ giỏi nói mà không giỏi làm. Bởi lẽ, hầu hết những Ủy viên Trung ương sẽ là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước... Họ chính là những người thay mặt Nhân dân, nhận ủy thác của Nhân dân gánh vác việc nước.  

Càng gần đến ngày khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về đội ngũ cán bộ lãnh đạo sẽ được lựa chọn cho nhiệm kỳ 5 năm tới càng nhiều hơn. Chúng ta kỳ vọng, với sự chuẩn bị kỹ càng, khoa học, công tâm, Đại hội sẽ sáng suốt lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, không chỉ bầu vào Ban Chấp hành khóa mới mà còn chuẩn bị cho các nhiệm kỳ sau; để không chỉ là việc đảm bảo cho Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được triển khai thực hiện thắng lợi mà Chiến lược phát triển đất nước đến những năm 2030, 2045 cũng sẽ được thực thi hiệu quả, để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển, có uy tín trong khu vực và thế giới.

Công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ cho Đảng luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi kỳ đại hội Đảng. Lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao có vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự thành công trong công tác lãnh đạo của Đảng; sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là làm sao để ngọn lửa đấu tranh chống tham nhũng do Đảng ta phát động, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục bùng cháy bằng tất cả ý nghĩa của cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, khôn ngoan và cương quyết với giặc nội xâm-một cuộc đấu tranh vì sự trong sạch của Đảng, vì sự phồn vinh của đất nước.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn.