Kỳ vọng từ con đường "động lực" phía Tây Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự án đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông đã bắt đầu triển khai thi công những hạng mục đầu tiên. Đây được kỳ vọng là con đường “động lực”, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội các huyện phía Tây của tỉnh phát triển.
Ia Grai là huyện biên giới có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng khi phía Đông giáp TP. Pleiku, phía Tây giáp với huyện Đôn Mia (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), phía Nam giáp với huyện Đức Cơ và Chư Prông, phía Bắc giáp huyện Chư Pah. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống giao thông từ Ia Grai đi đến các địa phương khác vẫn chưa được thuận lợi.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông sẽ kết nối với tỉnh lộ 664 (ảnh). Ảnh: Đ.T
Dự án đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông đã bắt đầu triển khai thi công những hạng mục đầu tiên. Ảnh: H.D
“Ia Grai chỉ có kết nối dọc với TP. Pleiku, còn các tuyến đường kết nối ngang chưa có. Do vậy, muốn từ Ia Grai đến các địa phương khác phải đi ngược ra TP. Pleiku, rồi từ Pleiku mới tiếp tục đi. Đây là hạn chế cả về giao thông, giao thương và giao lưu văn hóa”-ông Nguyễn Hữu Quế-Bí thư Huyện ủy Ia Grai-cho biết. Do vậy, việc triển khai dự án đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với huyện Ia Grai và các địa phương trong khu vực. Sau khi dự án hoàn thành, tuyến giao thông từ Ia Grai đi đến các địa phương lân cận sẽ thông suốt hơn, rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian di chuyển, kéo theo đó là sự phát triển kinh tế-xã hội.
Đối với huyện Chư Prông, dự án đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông đi qua địa bàn các xã khó khăn của huyện là Ia Púch, Ia Boòng, Ia Me, Ia Pia và Ia Ga là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển. Ông Phạm Vũ Tú-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông-phấn khởi: “Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp người dân thuận lợi trong giao thương. Sản phẩm họ làm ra sẽ được bán dễ dàng hơn, nhất là trong mùa mưa, hạn chế tình trạng bị ép giá. Đồng thời sẽ kích thích nhu cầu lưu thông hàng hóa vùng kinh tế phía Nam của huyện. Việc đi lại giữa Chư Prông với các huyện bạn cũng dễ dàng hơn so với hiện tại”.
Dự án đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông được Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phê duyệt tại Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 7-6-2017. Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 880 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng chiều dài toàn tuyến là 114 km. Trong đó, chiều dài tận dụng đường cũ là 20,75 km, xây dựng mới 93,25 km. Điểm đầu tuyến giáp tỉnh lộ 661 tại Km11+200 m thuộc xã Ia Nhin (huyện Chư Pah), điểm cuối tuyến thuộc xã Ia Ga (huyện Chư Prông). Ngoài ra, trên tuyến còn đầu tư xây dựng mới 18 công trình cầu bê tông cốt thép với bề rộng 8 m. Dự án được đầu tư với quy mô đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa rộng 5,5 m, nền đường rộng 7,5 m. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.   
Sau khi hoàn thành, tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông sẽ kết nối với tỉnh lộ 664 (ảnh). Ảnh: Đ.T
Sau khi hoàn thành, tuyến đường liên huyện Chư Pah-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông sẽ kết nối với tỉnh lộ 664 (ảnh). Ảnh: Đ.T
Ông Phùng Văn Việt-Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh-cho biết: Tuyến đường được xây dựng nhằm kết nối các quốc lộ 14, 19 và các tỉnh lộ 661, 664, 663, 665, đáp ứng nhu cầu giao thông của các huyện Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông nói riêng và của tỉnh nói chung. Tuyến đường sẽ mở ra một hướng lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế-xã hội mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các huyện trong tỉnh, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Đồng thời, góp phần vào việc phát huy thế mạnh của địa phương về quỹ đất, nguồn lao động cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai. Tuyến đường cũng được coi là hạ tầng cơ bản để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho khu vực phía Tây Bắc của tỉnh.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.