Kỳ tích những “chiến binh tí hon”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi trẻ sinh non, nhẹ cân là một “chiến binh tí hon”. Để những “chiến binh tí hon” ấy có một tương lai tươi sáng không chỉ cần sự tận tụy của đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai mà còn là sự kiên trì cố gắng của gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng.

Xuân này với gia đình chị Nguyễn Thị Diệu Lộc (làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê) là khoảng thời gian đong đầy hạnh phúc. Bởi lẽ, cô con gái út dù chào đời chỉ nặng 500 gram nhưng thực sự là một “chiến binh tí hon” kiên cường, tạo nên một kỳ tích.

Những “chiến binh tí hon” kiên cường

Đến nay, bé Nguyễn Thị Bảo Trâm (con gái của chị Lộc) đã hơn 8 tháng tuổi và nặng hơn 5 kg. Bé đã biết lật, biết bò, biết đòi ba mẹ, lanh lợi và hoạt bát… Ít ai biết rằng Trâm là em bé có tuổi thai khi sinh 26 tuần và cân nặng chỉ vỏn vẹn 500 gram. Đây là trường hợp sinh non nhẹ cân nhất từ trước đến nay tại tỉnh Gia Lai.

nndd.jpg
Bé Nguyễn Thị Bảo Trâm lúc sinh chỉ nặng 500 gram (trẻ sinh non nhẹ cân nhất từ trước tới nay tại tỉnh Gia Lai) nhưng nay đã nặng hơn 5 kg. Ảnh: N.N

Chị Lộc xúc động cho biết: “Khi mới sinh, bé chỉ nặng 500 gram và vô cùng yếu ớt. Lúc ấy, gia đình không dám hy vọng nhiều. Bé được các y-bác sĩ Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi tỉnh) chăm sóc hơn 2 tháng và sau đó tiếp tục chuyển lên tuyến trên điều trị. Bé có được ngày hôm nay là nhờ công chăm sóc tận tình, chu đáo của các y-bác sĩ. Gia đình tôi vô cùng biết ơn”.

Bác sĩ Nguyễn Thụy Điển-Phó Trưởng khoa Sơ sinh-thông tin: Với trường hợp trẻ sinh non cực nhẹ cân như Trâm mà nuôi được là cực kỳ khó. Bản thân bé cũng có một sức sống mãnh liệt, kiên cường.

Sau hơn 2 tháng điều trị tại Khoa Sơ sinh, bé nặng 1,4 kg và được chuyển tiếp vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) để tiếp tục điều trị chuyên sâu. Sau gần 5 tháng điều trị, bé được xuất viện. Tất cả mọi chức năng của bé đều tự thích nghi. Bé bắt đầu biết lật, biết người lạ, người quen và tinh thần phát triển tốt.

Năm 2024, trong tổng số 1.500 lượt bệnh nhi điều trị tại Khoa Sơ sinh có gần 40% trường hợp sinh non, có bé cân nặng chỉ 500 gram. Những “chiến binh tí hon” này khi vừa chào đời đã phải rời xa vòng tay mẹ và trải qua một hành trình dài với sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Hành trình chăm sóc trẻ sinh non không chỉ cần đến kỹ thuật cao, máy móc hiện đại mà còn đòi hỏi trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm, sự khéo léo và tỉ mỉ cũng như tình thương của mỗi bác sĩ, điều dưỡng viên.

Chị Bleng (làng Groi 1, xã Glar, huyện Đak Đoa) tâm sự: “Hai lần mang thai, tôi đều không giữ được. Năm 2024, tôi mang thai lần thứ 3, sức khỏe không được tốt vì bị bệnh tuyến giáp và suy tim. Gần 7 tháng thì tôi sinh non, con trai chỉ nặng 800 gram. Được các bác sĩ điều trị, sau hơn 9 tháng, cháu đã nặng hơn 7 kg. Đây là cái Tết ấm cúng, hạnh phúc nhất từ trước đến nay đối với gia đình tôi”.

3nn.jpg
Vợ chồng anh Puih Huy (làng Blang 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) và 3 con gái nay đã lớn. Ảnh: N.N

Với gia đình anh Puih Huy (làng Blang 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), niềm hạnh phúc càng nhân lên gấp bội khi ca sinh 3 non tháng được Khoa Sơ sinh hỗ trợ, chăm sóc, điều trị tích cực và có chuyển biến tốt.

Anh Huy cho biết: “Năm 2018, khi mang thai khoảng 7 tháng thì vợ tôi sinh non 3 bé gái, mỗi cháu chỉ khoảng 1 kg. Thật khó khăn khi cùng lúc chăm sóc 3 trẻ sinh non. Nhờ các cô điều dưỡng và bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh tận tình chăm sóc mà các cháu dần cứng cáp, khỏe mạnh và xuất viện. Gia đình tôi luôn ghi nhớ ơn này”.

Nơi khởi nguồn yêu thương

Chăm sóc trẻ sơ sinh đã khó, với trẻ sinh non nhẹ cân lại càng khó hơn. Người thầy thuốc không chỉ cần có chuyên môn vững vàng mà cả tấm lòng ấm áp, yêu thương, sự kiên nhẫn, dịu dàng. Theo chị Tăng Thị Phúc-Điều dưỡng trưởng Khoa Sơ sinh, chăm sóc em bé sinh non tháng và nhẹ cân là một hành trình lâu dài, cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và đòi hỏi trái tim ấm áp, nhân hậu.

“Từ chuyên môn được đào tạo, tập huấn cộng với máy móc thiết bị hiện đại, chúng tôi đã chăm sóc thành công nhiều em bé tí hon. Niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi là thấy các bé phát triển tốt lên từng ngày, bớt bệnh, ra khỏi phòng hồi sức tích cực và sau đó khỏe mạnh ra viện về với gia đình”-chị Phúc bày tỏ.

Tình thương và trách nhiệm của các y-bác sĩ luôn được gia đình có trẻ sinh non ghi nhận và tri ân. Hàng năm, các gia đình thường xuyên ủng hộ gây quỹ để Khoa Sơ sinh có điều kiện hỗ trợ các gia đình cùng cảnh ngộ cần trợ giúp. Từ năm 2020 đến nay, chị Nguyễn Thị Thùy Trang (trước ở huyện Đức Cơ, hiện cư trú tại tỉnh Khánh Hòa) đã đồng hành hỗ trợ nguồn quỹ từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng/năm cho Bệnh viện.

“Năm 2019, tôi sinh non và bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh. Biết được nỗi vất vả của các gia đình có trẻ sinh non nên chúng tôi huy động anh chị em, người thân hỗ trợ quỹ của Khoa Sơ sinh giúp các bé sinh non khó khăn có thêm điều kiện chăm sóc, điều trị”-chị Trang cho hay.

2nn.jpg
Chăm sóc trẻ sinh non tại Bệnh viện Nhi tỉnh. Ảnh: N.N

Bác sĩ Hoàng Ngọc Thành-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh: “Để trẻ sinh non, nhẹ cân có một tương lai tươi sáng hơn không những cần sự tận tụy của y-bác sĩ mà còn là sự kiên trì cố gắng của gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng. Chúng ta hãy cùng truyền cho các bé động lực sống mãnh liệt, giúp các bé sinh non có một cuộc sống khỏe mạnh. Chỉ cần các con khỏe mạnh hơn mỗi ngày, bao khó nhọc của chúng ta đều xứng đáng”.

Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Thành-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh: Nhiều năm qua, Bệnh viện Nhi tỉnh đã tăng cường trang-thiết bị, kỹ thuật, tập trung nguồn lực cho công tác chăm sóc, điều trị trẻ sinh non tháng nhẹ cân. Khoa Sơ sinh áp dụng nhiều phương pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất sự phát triển thể chất và tâm thần vận động toàn diện cho trẻ.

Khoa cũng dành riêng khu vực điều trị các trẻ sinh non. Bố mẹ trẻ có thể ở lại cùng chăm sóc con khi tình trạng bệnh lý ở giai đoạn cho phép, hướng tới mục tiêu trẻ sinh non và gia đình sớm được gần bên nhau.

“Mỗi năm, Khoa Sơ sinh tiếp nhận điều trị cho hàng ngàn trẻ sơ sinh với nhiều bệnh lý, trong đó, trẻ sinh non hoặc nhẹ cân chiếm khoảng 30%. Ngay từ năm đầu hoạt động (năm 2017), Bệnh viện đã nuôi dưỡng thành công trẻ có cân nặng dưới 1.000 gram, tuổi thai dưới 28 tuần.

Tháng 5-2022, nuôi dưỡng thành công bé gái tuổi thai 27 tuần, cân nặng 580 gram. Và, tháng 3-2024, bé gái chào đời với thai kỳ 26 tuần, cân nặng chỉ 500 gram đã được cứu sống một cách kỳ diệu nhờ chuyên môn và trái tim đầy nhiệt huyết của đội ngũ y-bác sĩ Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi tỉnh) và Khoa Hồi sức sơ sinh (Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh)”-bác sĩ Thành vui mừng cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Vững tin dưới cờ Đảng

Vững tin dưới cờ Đảng

(GLO)- Xuân Ất Tỵ 2025, Đảng ta tròn 95 mùa xuân. Đất nước nửa thế kỷ hòa bình thống nhất. Người dân vững tin vì Đảng đã cầm lái đưa dân tộc bước vào vận hội mới, kỷ nguyên giàu mạnh, phồn vinh.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

(GLO)- Ba chị em Đinh Thị Thùy Trang, Đinh Y Quyên và Đinh Ta Bi đã tạo nên một "cơn sốt" trong các cuộc thi nhan sắc và thể hiện tài năng của mình. Cả 3 là con của bác sĩ Đinh Văn Quy-nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ở tổ 6, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.