Kỷ niệm 20 năm lập Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật TW

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gợi mở cụ thể để Hội đồng tổ chức hoạt động trong thời gian tới, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội đồng bám sát và thấu hiểu sâu sắc hơn nữa thực tiễn văn học, nghệ thuật đang vận động rất đa dạng.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chúc mừng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chúc mừng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tối 5/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (10/9/2003-10/9/2023).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gửi lẵng hoa chúc mừng.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thay mặt Ban Bí thư dự, phát biểu chúc mừng và nêu định hướng nhiệm vụ cho Hội đồng những năm tới.

Trong diễn văn trình bày tại buổi Lễ, Phó Giáo sư-Tiến sỹ, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương nêu rõ trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những khó khăn của tình hình trong nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trí thức, văn nghệ sỹ, đồng thời để bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ; đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Quyết định số 81-QĐ/TW ngày 10/9/2003 thành lập Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương.

“Đây là quyết định kịp thời, đúng đắn thể hiện sự nhạy bén, chủ động và sáng suốt của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là “bộ phận rất quan trọng và đặc biệt tinh tế của văn hóa”-ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Theo Quyết định số 210-QĐ/TW của Ban Bí thư, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương có chức năng, nhiệm vụ là “Cơ quan tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật,” nắm bắt, nghiên cứu, đánh giá tình hình lý luận, phê bình, sáng tác, xuất bản, quảng bá văn học, nghệ thuật; tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

Theo Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, 20 năm qua, Hội đồng tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tư vấn giúp Đảng, Nhà nước xây dựng và lãnh đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chính sách ở tầm chiến lược, vĩ mô về văn hóa, văn nghệ; tư vấn và hỗ trợ nhiều ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ.

Hội đồng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu khoa học, hoàn thành các đề án, đề tài khoa học cấp nhà nước và các cấp.

Hằng năm, Hội đồng tổ chức thẩm định và trao Tặng thưởng các tác giả có tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc và hỗ trợ xuất bản cho các bản thảo sách có chất lượng cao.

Tính đến tháng 9/2023, có 248 tác phẩm đã được trao Tặng thưởng; có 147 bản thảo được hỗ trợ xuất bản thành sách chuyên khảo.

Tiết mục nghệ thuật chào mừng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tiết mục nghệ thuật chào mừng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Phát biểu tại buổi Lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận, biểu dương nỗ lực, sáng tạo và thành tích mà Hội đồng đạt được trong 20 năm qua.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh với 5 nhiệm kỳ hoạt động, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương đã từng bước khẳng định được vai trò, uy tín trong đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà; tập hợp, kết nối trí tuệ, tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà lý luận, phê bình, văn nghệ sỹ cả nước; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Về phương hướng hoạt động của Hội đồng trong thời gian tới, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội đồng tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và các phát biểu của Tổng Bí thư về văn hóa, văn học, nghệ thuật; từ đó cụ thể hóa thành phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác của Hội đồng trong thời gian tới.

Gợi mở cụ thể một số nội dung để Hội đồng tổ chức hoạt động trong thời gian tới, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội đồng bám sát và thấu hiểu sâu sắc hơn nữa thực tiễn văn học, nghệ thuật đang vận động, phát triển đa dạng, phong phú; từ đó nâng cao khả năng phát hiện, dự báo, tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách khoa học và có hệ thống đối với những vấn đề lớn đang đặt ra. Tăng cường số lượng, gắn với nâng cao chất lượng báo cáo tư vấn cho Đảng, Nhà nước, nhất là tư vấn chuyên đề, chuyên sâu.

Hội đồng hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa với đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, qua đó góp phần định hướng và nâng cao hiệu quả các hoạt động sáng tạo, quảng bá và tiếp nhận văn học, nghệ thuật. Mở rộng các diễn đàn học thuật, nâng cao tinh thần đối thoại, tranh luận thật sự dân chủ, nghiêm túc, trách nhiệm, nhằm nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác lý luận, phê bình.

Hội đồng cần tiếp tục xây dựng cơ chế và kế hoạch hợp tác quốc tế có hiệu quả trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ động tham gia tổng kết thực tiễn; sơ kết, tổng kết nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Phát huy bài học kinh nghiệm qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa mong muốn Hội đồng tiếp tục xây dựng cơ quan Hội đồng ngày càng chuyên nghiệp, vững mạnh toàn diện, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Tại buổi Lễ, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương và Ban Biên tập Tạp chí Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật chính thức khai trương Tạp chí điện tử với tên miền https://lyluanphebinh.vn, đánh dấu bước phát triển mới về nội dung, hình thức, công nghệ của Tạp chí, nối dài kênh thông tin, mở rộng diễn đàn nghiên cứu, trao đổi học thuật về văn học, nghệ thuật trên nền tảng số và kết nối Internet.

Có thể bạn quan tâm

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Về một giấc mơ

Thơ Đào An Duyên: Về một giấc mơ

(GLO)- Bài thơ Về một giấc mơ của Đào An Duyên là hành trình khám phá chiều sâu của thời gian và ký ức qua âm thanh. Mỗi tiếng gõ cất lên như xuyên qua lớp rêu phong thời gian, mở ra cả một chân trời những giá trị xưa cũ, khiến con người lắng lại giữa dòng chảy hiện đại mà suy tư về nguồn cội.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.