Khẳng định vai trò Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đền nghị Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW tăng cường nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật phù hợp với thực tiễn.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chiều 11/4, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa có buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Phát biểu định hướng buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, sau Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư đã có sự đổi mới trong phân công lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương trong theo dõi các hoạt động của các Liên hiệp, Hội.

Với tinh thần đó, Ban Tuyên giáo Trung ương được phân công theo dõi Liên hiệp các hội, các Hội chuyên ngành, trong đó xác định tầm quan trọng của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Nhấn mạnh Đảng luôn luôn quan tâm đến văn học nghệ thuật, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ sau Đại hội XIII, sự quan tâm đó ngày càng được tăng cường, nâng cao với những mong muốn, quyết tâm rất lớn. Theo đó, Đảng yêu cầu công tác phê bình, lý luận văn học nghệ thuật phải gắn chặt với thực tiễn.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam," Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành một dung lượng rất lớn, sâu sắc, thể hiện quan điểm Đại hội XIII, quan điểm của Tổng Bí thư về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển của đất nước.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam sau Đại hội XIII đã có những sự kế thừa, khởi sắc mới, phong phú, đa dạng, trong đó có hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và hội chuyên ngành, cũng như Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận trong năm đầu của nhiệm kỳ thứ 5, kế thừa truyền thống hơn 20 năm hoạt động, ngay sau khi công bố quyết định thành lập, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã rất nỗ lực thực hiện nhiều chuyên đề nghiên cứu, tư vấn.

Hội đồng đã tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lĩnh vực văn nghệ, văn hóa, đồng thời có nhiều chuyên đề nghiên cứu làm rõ đường lối quan điểm của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ; tổ chức nhiều hội thảo hướng tới tổng kết nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Thay mặt Thường trực, lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng cho biết tính đến tháng 4/2023, Hội đồng đã trải qua 20 năm xây dựng, trưởng thành.

Từ tháng 10/2022, sau khi có các quyết định về tổ chức nhân sự, bộ máy, Hội đồng nhiệm kỳ V (2021-2026) đã hoạt động ổn định, hiệu quả với 35 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch và 29 Ủy viên.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, với chức năng là cơ quan tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thư, thường xuyên và trực tiếp là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, sự quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng đã tập trung tuyên truyền, làm rõ những vấn đề lớn quan trọng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.

Hội đồng quán triệt, nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị, năng lực chuyên môn, khả năng, nắm bắt và xử lý các vấn đề căn bản, cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tuyên giáo, văn hóa, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ lý luận, phê bình.

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học phục vụ những yêu cầu đặt ra trong đời sống văn hóa, văn nghệ; tổng kết nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong hoạt động văn học nghệ thuật; tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; tiến hành xét tặng và tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao xuất bản năm 2021...

Trên cơ sở phát biểu định hướng của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và thực tiễn hoạt động của Hội đồng, các đại biểu tham dự buổi làm việc đã trao đổi, đề xuất một số ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trong đời sống văn học, nghệ thuật đất nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Toàn cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận các ý kiến phát biểu và khẳng định vai trò, vị trí, hoạt động trong thời gian qua của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Hội đồng hội tụ những thành viên có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết với sự phát triển văn học, nghệ thuật đất nước; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được Ban Bí thư giao; thể hiện nổi bật qua những tư vấn để Đảng đề ra những quyết sách mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật.

Đồng tình với các nhóm đề xuất, kiến nghị được nêu ra tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội đồng chú trọng quan tâm, phát huy cao độ trí tuệ, đóng góp của từng thành viên; tăng cường nghiên cứu làm rõ, hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách hệ thống; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các báo cáo tư vấn cho Ban Bí thư, nhất là tư vấn chuyên đề, chuyên sâu về những vấn đề quan trọng, nổi bật trong đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà.

Để làm tốt những nhiệm vụ này, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật; trên cơ sở đó có các đề tài, chuyên đề nghiên cứu có chất lượng.

Hội đồng cần coi đây là tiêu chí chính để đánh giá vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng của mình trong đời sống văn học, nghệ thuật đất nước.

Hội đồng cũng cần tạo ra sự giao thoa, kết nối nhịp nhàng giữa những người làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình với những người trực tiếp làm công tác văn học, nghệ thuật; qua đó đoàn kết, định hướng, khích lệ các nhà lý luận, phê bình và văn, nghệ sỹ bám sát, đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.