Kỳ II: Tranh chấp đất giữa dân với doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc các tỉnh Tây Nguyên quá chú tâm đến việc chuyển đổi những vùng rừng rộng lớn, liền ô liền thửa giao cho các doanh nghiệp trồng cao su đã gây nên nhiều bất ổn. Doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm trồng cao su thì khảo sát mãi không ra đất; dân thiếu đất sản xuất nhưng lại giao rừng cho doanh nghiệp; tình trạng tranh chấp đất giữa dân với doanh nghiệp khi triển khai dự án nhiều chỗ bị phần tử xấu lợi dụng kích động...
Khốn khổ vì tìm đất
Ngày 12-10-2007, UBND tỉnh Gia Lai ra thông báo phân bổ hơn 73.000 ha đất rừng nghèo cho nhiều doanh nghiệp (DN) khảo sát trồng cao su. Đa số rừng do các  Ban Quản lý Rừng phòng hộ như: Đức Cơ, Nam Phú Nhơn, Ia Púch, Chư Sê, Ia Mơr, Ia Grai ở huyện Đức Cơ, Chư Sê, Chư Prông… quản lý. Diện tích rừng và đất rừng giao cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đơn vị có kinh nghiệm trồng cao su nhất ở Tây Nguyên khảo sát hơn 17.400 ha.
Ảnh: Huỳnh Kiên
Ảnh: Huỳnh Kiên
Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang được giao rừng khảo sát trồng cao su tại huyện Đak Đoa và Mang Yang. Tại Đak Đoa, rừng giao khảo sát là 2.888 ha song trên thực tế DN này chỉ trồng được 75,4 ha, còn lại đất bị dân tranh chấp. Tại huyện Mang Yang, DN được giao khảo sát gần 1.700 ha đều vướng rừng giàu.
Năm 2008, Công ty tiếp tục được giao gần 5.700 ha ở xã Ia Phang, huyện Chư Pưh và xã Ia Púch, huyện Chư Prông. Tại xã Ia Phang không thể triển khai dự án bởi rừng đã bị dân xâm lấn, còn tại xã Ia Púch sau khảo sát được 1.500 ha đất có thể trồng cao su DN đã thuê tư vấn lập bản đồ hiện trạng rừng, phân tích đất lập bản đồ phân hạng đất, lập dự án đầu tư phát triển cao su và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hồ sơ đã hoàn thiện và gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định. Số tiền đã đầu tư cho các công đoạn này là 2,25 tỷ đồng. Thế nhưng rừng này sau đó bị UBND tỉnh Gia Lai thu hồi giao cho Công ty Bình Dương, Binh đoàn 15 nên toàn bộ chi phí của Công ty Cao su Mang Yang mất trắng.
Năm 2009, UBND tỉnh Gia Lai lại thông báo địa điểm rừng nghèo cho Công ty Cao su Mang Yang khảo sát. Tại huyện Kbang, Công ty này được giao khảo sát 15.000 ha ở 4 xã nhằm tìm ra hơn 5.000 ha rừng để chuyển sang trồng cao su như  quy hoạch của UBND tỉnh Gia Lai. Qua khảo sát 25 tiểu khu, Công ty Cao su Mang Yang tìm được có 275 ha tại 2 xã. Do diện tích đất quá nhỏ lẻ nên Công ty này không thể triển khai dự án. Như vậy sau 4 năm khảo sát gần 25.000 ha đất lâm nghiệp do UBND tỉnh Gia Lai giao, Công ty Cao su Mang Yang chỉ trồng được 75,4 ha cao su.
Doanh nghiệp không thể trồng được cao su
Ngày 8-12-2009, UBND tỉnh Đak Lak ban hành văn bản “Đồng ý chủ trương cho công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Lộc Phát được khảo sát lập dự án đầu tư trồng cao su với diện tích 357 ha tại tiểu khu 342 (xã Ea Đah) tiểu khu 332, 340 (xã Ea Puk) huyện Krông Năng…”. Toàn bộ khu vực này do Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng quản lý. Công ty Lộc Phát đã thuê tư vấn tổ chức khảo sát lập dự án. Tuy nhiên đến ngày 15-1-2010, UBND tỉnh Đak Lak có công văn tạm dừng chủ trương khảo sát, lập dự án trồng cao su trên địa bàn tỉnh để kiểm tra, rà soát tiến độ triển khai thực hiện của từng dự án.
Thế nhưng tháng 2-2010, Chi cục Lâm nghiệp Đak Lak vẫn làm công văn đề nghị xã Ea Đak và Ea Puk tạo điều kiện cho Công ty Lộc Phát triển khai dự án. Tháng 8-2010, Sở Nông nghiệp và PTNT lại cho Công ty Lộc Phát lập vườn cao su, chuẩn bị trồng mới.
Công ty Lộc Phát tuy chưa có quyết định của UBND tỉnh Đak Lak phê duyệt dự án, chưa được giao đất nhưng đã thành lập lực lượng bảo vệ rừng, san ủi trên 20.000 m2 lập vườn ươm giống, chặt phá cây rừng làm nhà kiên cố, đưa máy móc thiết bị chuẩn bị triển khai trồng cao su. Thấy vậy, từ cuối tháng 8 đến tháng 11-2010, một số cá nhân là người dân tộc thiểu số ở thị trấn Krông Năng, xã Ea Hồ đã vào tiểu khu 340a phát cây cỏ dây leo cây bụi để giữ đất làm rẫy, gây tranh chấp với Công ty Lộc Phát.
Thực hiện chủ trương chuyển rừng trồng cao su, ngay từ đầu, tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các doanh nghiệp không được lấy đất dân đang sản xuất và đất lâm nghiệp đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân. Chủ trương này có mặt tích cực là tôn trọng vùng sản xuất của đồng bào song mặt trái của nó khiến không ít hộ dân lợi dụng nhảy vào vùng dự án xâm lấn với DN. Hầu hết các huyện có giao đất cho DN chuyển sang trồng cao su ở Gia Lai đều bị dân tranh chấp.
Ông Bùi Pháp- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết: Hàng ngàn ha rừng giao cho DN ở xã Ia Phang, huyện Chư Pưh năm 2008 song chẳng thể triển khai được bởi dân đã phát nương làm rẫy. Do quyết định của tỉnh tạm giao nên Công ty chưa có chức năng giữ đất, từ đó nhân dân ở tại chỗ kể cả dân ở xã khác, huyện khác kể cả tỉnh khác đến xâm canh. Tại xã Ia Blưh, DN được giao 3.000 ha thì bị xâm canh hơn 400 ha. Một số hộ dân bên ngoài lợi dụng đồng bào phát nương làm rẫy bắt DN đền bù hàng trăm triệu đồng mỗi ha. Ngày 1-8-2011, Phó Trưởng Công an xã Ia Blưh ông Nguyễn Văn Loan cho chúng tôi biết một số hộ ở làng Búi A và Búi B xã Ia Le ngay trưa hôm đó đã nhổ gần 400 cây cao su do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trồng. Dân đến nhổ cao su giành đất vì cho rằng khu vực này là rẫy cũ của họ.
Tại huyện Ea Hleo- tỉnh Đak Lak, trong hai năm (2008-2009), UBND tỉnh giao cho 4 doanh nghiệp tổng diện tích gần 4.000 ha để trồng rừng kinh tế bằng cây cao su. Tại vùng dự án của các DN này có gần 200 hộ dân đang canh tác tổng diện tích khoảng 450 ha. Đầu năm 2010, khi các DN triển khai dự án đã dẫn đến tranh chấp quyết liệt của một số hộ dân tộc thiểu số tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm