Kỳ 1: Bấu víu vào búp bê kumanthong, trào lưu đáng lo ngại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không ít người trẻ (nhất là học sinh) có niềm tin chắc cú rằng chỉ cần nuôi búp bê kumanthong là sẽ "cầu được ước thấy" mọi điều. Để rồi từ đây trào lưu nuôi búp bê kumanthong nở rộ và ngày càng lan rộng.
Nhan nhản trên mạng
Lên Facebook, chỉ thử tìm kiếm từ khóa "búp bê kumanthong", lập tức xuất hiện... vô số hội nhóm dành cho những 'tín đồ' của búp bê kumanthong.
Có thể kể như: Kumanthong Viet Nam, Hội yêu các bé Kumanthong, Kumanthong Lukthep miền Bắc, Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm nuôi Kumanthong, Nhóm chăm sóc nuôi Kumanthong, Hội trợ thỉnh Kumanthong... Mỗi nhóm thu hút từ vài ngàn đến vài chục ngàn thành viên.

Hàng loạt hội, nhóm bàn về kumanthong được lập ra. Ảnh: Chụp màn hình
Hàng loạt hội, nhóm bàn về kumanthong được lập ra. Ảnh: Chụp màn hình
Người viết thử tham gia vào nhóm Hội - Lukthep và không khỏi sốc khi chứng kiến chốn này không khác gì chợ trực tuyến, mà mặt hàng được rao bán là những búp bê kumanthong. Và trong những... 'thiên đường búp bê kumanthong' này, những từ mua bán không được sử dụng. Thay vào đó là 'thỉnh'. Còn những từ 'con' hay 'bé' được ngầm hiểu là búp bê kumanthong.
Đón đọc kỳ tới:
Giải mã lý do nuôi búp bê Kumanthong
Nhiều người trẻ không ngần ngại cho biết, họ nuôi búp bê Kumanthong là để có thể "muốn gì được nấy". Họ có niềm tin tâm linh nên bấu víu vào... những vật vô tri vô giác.
Thành viên N.L.C.T. đăng 16 hình ảnh lên nhóm kèm lời giới thiệu: "Có ba mẹ nào định thỉnh con chưa nào? Ba mẹ muốn rước em bé ngoan, lành, hiểu chuyện thì nhanh tay nhắn tin em nha. Em tư vấn cho ba mẹ từ A đến Z luôn". Dưới bài đăng là những bình luận hỏi giá, nhờ hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi nấng...
Len lỏi đến Hội trợ thỉnh Kumanthong, cũng là những hình ảnh tương tự, khi những búp bê kumanthang xuất hiện hàng loạt. "Hai bé gái xinh xắn nhất mùa này vẫn đang vật vã tìm bố mẹ. Giá trợ thỉnh là 4,5 triệu đồng, kèm nhiều phần quà khi thỉnh bé. Hỗ trợ trả góp giúp bố mẹ có điều kiện rinh con về nhà", một bài viết đăng tải.

 
Ngoài búp bê kumanthong, thì tại những nhóm này còn bày biện đủ các loại vật phẩm để nuôi búp bê Kumanthong với những cái tên: bột thiêng, dầu rắn, dài ngãi, dầu namangai... Theo K.Q., một thành viên chuyên bán những vật phẩm này, thì chúng có công dụng: "giúp các bé tăng sức mạnh, độ trợ tài lộc lô số mạnh mẽ, giúp bé khỏe hơn không bị các vong khác ăn hiếp hay đánh, tăng cảm nhận giữa bố mẹ và bé" (!?).
Ở tại nhóm Kumanthong Viet Nam, tình trạng mua bán kumanthong cũng như các vật phẩm liên quan cũng diễn ra một cách nhan nhản. Xương cục, dầu lông hổ, dây đeo, dép, mũ, váy để mặc cho 'bé'... cũng được quảng cáo rầm rộ.
Những người bán khẳng định chắc nịch: "Búp bê Kumanthong sẽ độ trợ tài lộc, kinh doanh. Báo trước cho ba mẹ điềm xấu. Ngoan ngoãn, thu hút quyến rũ cho ba mẹ. Độ giỏi, chỉ cần ba mẹ thương yêu".

 
Ngoài việc rao bán, còn có những hội nhóm được lập ra để trao đổi búp bê kumanthong, bày cho nhau cách chăm sóc các 'bé'. Để rồi xuất hiện hàng loạt bài viết với những nội dung như: "Bé nhà mình tự dưng hai hôm nay có vẻ buồn bã. Ai biết cách giúp bé vui vẻ hơn không, giúp mình với", "Do công việc nên mình không thể chăm con được. Mình xin gởi tặng cho bố mẹ nào có lòng, có tâm, yêu thương con thật sự"..
"Yên tâm, thỉnh đi, bé sẽ 'độ' cho mọi thứ"
Người viết liên hệ tài khoản H.L. ngỏ lời "thỉnh" một 'bé' về nuôi. H.L. lập tức trao đổi, báo giá 12.999.000 đồng. H.L. cho biết thêm 'bé' đã "được luyện đặc biệt 3 ngày 3 đêm. Gồm 1 lễ luyện ở nghĩa trang, 1 lễ kéo tài lộc, 1 lễ dạy tại điện thầy". "Bé đã được thầy luyện chuyên độ về mọi mặt. Nên yên tâm, thỉnh đi, bé sẽ độ cho mọi thứ", H.L. nói.
Thử hỏi "chuyên độ về mọi mặt" là gì? H.L. giải thích: "Độ trợ tài lộc cho bố mẹ. Độ trợ lô số cực đỉnh. Độ trợ thu hút lời nói tình duyên. Độ bình an cho gia đình. Độ việc kéo khách, kinh doanh buôn bán".

 
Lân la nhiều hội, nhóm về búp bê Kumanthong, khi đề cập đến việc 'thỉnh' một 'bé' về nuôi, người viết đều được những người kinh doanh búp bê Kumanthong 'thổi' vào tai về một tương lai... sáng lạn nếu 'thỉnh' búp bê Kumanthong về nuôi.
Tài khoản Đ.T.A. nhiệt tình hướng dẫn: "Thỉnh bé về rồi. Tới bữa ăn, bố mẹ ăn uống gì thì bé cũng ăn uống như vậy. Để đồ ăn thức uống trước mặt bé rồi đốt nhang kêu con về ăn uống. Con ăn uống xong, hết nhang, thì bố mẹ hãy ăn. Giống như cúng ông bà vậy". (!?).
Đ.T.A. nói thêm: "Nay thỉnh bé về. Mai bao con lô, làm cái xiên 2, xiên 3, làm thêm cái xỉu chủ (những hình thức đánh lô đề - PV) là có thể giàu. Vì có bé linh thiêng bé độ cho trúng. Nuôi bé rồi, đi đường cũng an tâm, bé bảo vệ bố mẹ khỏi nguy hiểm. Mỗi khi bố mẹ ngủ, bé sẽ thức, nhờ vậy mà giấc ngủ của bố mẹ cũng yên giấc hơn".
Còn tài khoản M.D. thấy ảnh đại diện của người viết mang màu ảm đạm, cô đơn, đã lập tức bày: "Bé độ trợ thu hút lời nói tình duyên hay lắm đấy. Thỉnh bé về nuôi, có khi sẽ có người yêu ngay. Còn nếu đang trục trặc tình cảm, thì bé độ cho hàn gắn lại được luôn". Khi nói chỉ sinh năm 2003, M.D. bảo: "Là 19 tuổi, đang sinh viên năm nhất hả? Thỉnh bé về nuôi, bé độ cho học tốt hơn". (!?)
(còn tiếp)
Theo Hà Bảo Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.