Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Được mời lên phát biểu chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ cao su để đạt sản lượng cao tại hội nghị người lao động của Công ty 74, anh Ksor Mác khá ngập ngừng: Bảo tôi ra cạo mủ thì được, nhưng phát biểu tại hội trường đông người thế này tôi chẳng biết nói gì nhiều. Tuy nhiên, với tôi muốn đạt năng suất cao thì phải coi cây cao su của đơn vị như của nhà mình. Cùng với đó, phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tận thu mủ, đi cạo và đổ mủ đúng thời gian quy định.

Rời bục phát biểu ngồi bên chúng tôi anh Mác tâm sự. “Tôi thấy mình có duyên với nghề cạo mủ và nghề này chọn tôi chứ tôi không chọn nghề. Nói vậy là vì lúc còn nhỏ, khi đi theo anh, chị công nhân ra lô cao su, thấy họ cạo ra những đường dăm đều và đẹp, tôi cứ thắc mắc sao chỉ nhờ con dao nhỏ mà người thợ có thể cạo khéo léo và đẹp như vậy. Thấy tôi tò mò, nhiều người khuyên đừng theo nghề cạo mủ vì vất vả. Lớn lên, tôi đi phụ giúp các công nhân cạo mủ và dần yêu nghề này từ lúc nào không biết. Đến giờ, tôi đã gắn bó với vườn cây được tròn 10 năm rồi.

Anh Ksor Mác chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ của mình với phóng viên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Anh Ksor Mác chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ của mình với phóng viên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo đó, năm 2014, anh Ksor Mác được nhận vào làm công nhân cạo mủ cao su ở Đội sản xuất số 6. Thời gian đầu vào làm công việc khai thác mủ cao su với nhiều bỡ ngỡ, anh đã được đơn vị tạo điều kiện cho tham gia học lớp cạo mủ cao su do Công ty tổ chức. Tại nơi làm việc, anh luôn cố gắng nâng cao tay nghề, chấp nhận vất vả để theo đuổi công việc mình đã chọn. Hơn nữa, anh đã học hỏi được rất nhiều từ các anh, chị công nhân đi trước nên rút ra cho bản thân những điều cần thiết trong quá trình chăm sóc và khai thác. Nhờ biết cách khai thác vườn cây đúng kỹ thuật, duy trì ổn định hết chu kỳ khai thác, năm nào anh cũng đạt và vượt chỉ tiêu sản lượng mủ được giao.

“Chăm sóc cây cao su phải hiểu được đặc tính của cây, bởi công đoạn nào cũng cần sự kỹ lưỡng và cẩn thận. Thường thì, từ 3 giờ sáng, những công nhân cạo mủ đã bắt đầu một ngày làm việc, đến 10 giờ phải thu hoạch mủ. Những năm gần đây, giá mủ cao su giảm, thu nhập của công nhân không cao, tuy nhiên cây cao su từ trước đến nay đã nuôi sống bao gia đình trên vùng biên giới này nên mình phải gắn bó với vườn cây, với đơn vị. Hiện nay, tôi nhận cạo mủ 3 vườn với 1.600 cây cao su. Mỗi năm tôi cạo vượt sản lượng trên 115%, hàng tháng thu nhập 7 triệu đồng. Ngoài ra, làm công nhận cạo mủ tôi còn được đơn vị quan tâm, hỗ trợ khi đau ốm, tặng quà vào các dịp lễ, Tết..."-anh Mác chia sẻ.

Sau những giờ cạo mủ cao su, trở về gia đình, anh Ksor Mác còn là một nông dân cần mẫn. Hiện nay, anh có 2 ha điều, 800 trụ tiêu và gần 1.000 cây cà phê nên ngoài tiền lương cạo mủ, mỗi năm gia đình anh thu nhập gần 200 triệu đồng từ các loại cây công nghiệp và chăn nuôi. Không chỉ là người công nhân cạo mủ cao su giỏi, nhiều người trong đơn vị luôn nhắc đến anh vì thường xuyên giúp đỡ mọi người, nhất là những công nhân mới nhận vườn cây đều được anh chỉ bảo tận tình để cùng nhau tiến bộ.

Thượng tá Đậu Thiện Lương-Giám đốc Công ty 74-cho biết: Đồng chí Ksor Mác là một công nhân người địa phương ưu tú của đơn vị. Không chỉ có tay nghề cao, hằng năm đều vượt sản lượng đơn vị giao mà đồng chí còn luôn giúp đỡ các công nhân khác cùng tiến bộ, đặc biệt là công nhân nhận khoán. Cùng với đó, đồng chí là người mẫu mực, đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất của đơn vị và đạt nhiều thành tích cao. Chúng tôi luôn coi đồng chí là một tấm gương sáng vì những thời điểm giá mủ cao su giảm, thu nhập chưa cao nhưng vẫn quyết tâm gắn bó với đơn vị, động viên nhiều công nhân người dân tộc thiểu số bám vườn cây, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tận thu mủ để góp phần tăng sản lượng mủ cho đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.

Trao yêu thương đầu năm mới

Trao yêu thương đầu năm mới

(GLO)- Ngay khi năm mới 2025 vừa sang, nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tinh thần trao yêu thương đầu năm mới chính là lời cam kết đầy tình người, rằng không ai bị bỏ lại phía sau.