Krông Pa nỗ lực trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tích cực chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các xã và đơn vị chủ rừng triển khai rà soát, thống kê diện tích đất rừng bị lấn chiếm trái phép. Trên cơ sở đó, huyện tăng cường vận động người dân tự nguyện giao trả lại diện tích đất rừng đã lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và đăng ký trồng rừng hưởng lợi.
Nỗ lực thu hồi đất rừng bị lấn chiếm
Xã Chư Ngọc đang quản lý hơn 3.400 ha đất lâm nghiệp ở 5 tiểu khu. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trên 2.447 ha, còn lại là đất trống và đất canh tác. Thời gian qua, công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm được chính quyền xã chú trọng thực hiện. Trên địa bàn hiện có hơn 550 ha đất rừng bị lấn chiếm được người dân tự nguyện kê khai trả lại. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trả lại đất rừng bị lấn chiếm, không tiếp tục phá rừng làm rẫy, tham gia trồng rừng để hưởng lợi và cùng huyện hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trồng 5.000 ha rừng theo kế hoạch.
 Chuẩn bị cây giống phát cho người dân trồng rừng. Ảnh: N.S
Chuẩn bị cây giống phát cho người dân trồng rừng. Ảnh: Nguyễn Sang
Tương tự, chính quyền xã Chư Rcăm cũng đang tích cực tuyên truyền, thuyết phục người dân giao trả lại diện tích đất rừng lấn chiếm, chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và đăng ký trồng rừng. Ủy ban nhân dân xã đang phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát diện tích đất rừng bị lấn chiếm. Qua thống kê, trên địa bàn xã hiện có 190 hộ dân có rẫy trong vùng quy hoạch thu hồi đất để trồng rừng theo kế hoạch của huyện. Đến nay, xã đã tiến hành đo đạc 44 ha của 26 hộ dân, lập hồ sơ 4 vụ lấn chiếm và phá rừng với diện tích 0,96 ha.
Trong khi đó, theo ông Hiao Buk-Chủ tịch UBND xã Ia Rsai, xã đã tập trung thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để giao lại cho các hộ dân trồng rừng năm 2018 theo kế hoạch huyện giao là gần 45 ha. Hiện tại, xã mới vận động được 10 hộ dân cam kết không khai phá, tái lấn chiếm đất rừng và đăng ký trồng rừng với diện tích 8,8 ha. Đối với những người dân ở nơi khác đến làm rẫy tại địa bàn, địa phương cũng có văn bản gửi các xã nơi những công dân này cư trú đề nghị phối hợp vận động người dân giao đất và đăng ký trồng rừng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Ia Rsai, xã cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thu hồi đất rừng bị lấn chiếm. “Khó khăn lớn nhất là nhiều người dân đã sản xuất ổn định trên diện tích đó lâu năm và đây đa số là hộ nghèo. Bà con cho biết, phải chờ đến 7 năm trồng và chăm sóc rừng mới được thu hoạch thì họ không có đất canh tác, không có nguồn thu nhập”-ông Hiao Buk chia sẻ.
Hướng tới mục tiêu trồng 400 ha rừng
Theo báo cáo của UBND huyện Krông Pa, hiện nay, huyện đã thực hiện bàn giao kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2018. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương triển khai vận động các hộ dân tự nguyện đăng ký kê khai vị trí, diện tích đất đang lấn chiếm và đăng ký trồng rừng. Kết quả, đã vận động được hơn 1.482 hộ tự nguyện kê khai đất rừng lấn chiếm và đăng ký trồng rừng với diện tích 2.190 ha. Đã có 11 xã hoàn thiện việc đo đạc để lập hồ sơ đất rừng với diện tích 496 ha cho 384 hộ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát, loại bỏ một số diện tích nằm ngoài đất quy hoạch 3 loại rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa xác định năm 2018 chỉ có 103 hộ tham gia trồng rừng với diện tích 97,2 ha.
Ông Đinh Xuân Vương-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa-cho biết: Hiện nay, địa phương đã trồng được 97,2 ha rừng. Trong năm 2018, huyện phấn đấu trồng khoảng 400 ha rừng. Tuy nhiên, việc thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm gặp khó khăn bởi người dân chưa hiểu được ý nghĩa của chủ trương, chưa thấy được hiệu quả của việc trồng rừng mang lại nên có tâm lý sợ trồng rừng sẽ bị mất đất. Trong khi đó, kinh phí hỗ trợ ban đầu cho người trồng rừng còn hạn chế, chậm giải ngân dẫn đến chậm thời vụ. “Thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tích cực phối hợp với các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ các chế độ ưu đãi trong việc trồng rừng, đồng thời đề nghị các cấp quan tâm sớm bố trí kinh phí để đảm bảo trồng rừng kịp tiến độ”-ông Vương nói.
Để thực hiện mục tiêu trồng 400 ha rừng trong năm 2018, UBND huyện Krông Pa yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là các đoàn thể, Mặt trận thôn, buôn cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân giao đất lâm nghiệp lấn chiếm để trồng rừng cho đúng với mục đích sử dụng đất nông nghiệp và có hưởng lợi theo các chính sách của Nhà nước. Chủ tịch UBND huyện Krông Pa Tô Văn Chánh nhấn mạnh: Mặc dù gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng huyện vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra để phủ xanh đất trống, đồi trọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và thu hẹp dần diện tích đất rừng bị lấn chiếm, giúp người dân được hưởng lợi, phát triển kinh tế từ nghề rừng.
Nguyễn Sang

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm