Krông Pa: Khai giảng lớp trung cấp công nghệ thông tin cho người DTTS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 9-5, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường trung cấp Việt Đức (Hà Nội) khai giảng lớp trung cấp công nghệ thông tin cho 33 học viên dân tộc thiểu số (DTTS).

Trong thời gian 2 năm, các học viên sẽ học tập trung từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần. Chương trình giảng dạy được đảm bảo số tiết, modul, học viên sẽ học 30% lý thuyết và 70% thực hành. Toàn bộ học viên được miễn, giảm học phí và hưởng trợ cấp xã hội theo quy định.

Trong thời gian học tập, các học viên sẽ được truyền đạt những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; kết nối, điều khiển được máy tính và các thiết bị ngoại vi, mạng máy tính. Trang bị kỹ năng phân tích, tổ chức và thực hiện đúng quy trình vệ sinh các trang thiết bị cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị an toàn, đảm bảo an toàn trong lao động nghề nghiệp; lắp ráp, kết nối, sử dụng được hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi, thiết bị an ninh; hỗ trợ, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hình thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng...

Các học viên tham gia tại lớp học. Ảnh: M.C
Các học viên tham gia tại lớp học. Ảnh: M.C

Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pa Hoàng Sơn Tùng, lớp học sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng cho các học viên người DTTS về chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế số ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai sẽ ưu tiên đặt hàng Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt về bồi dưỡng, đào tạo nhân lực

Gia Lai sẽ ưu tiên đặt hàng Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt về bồi dưỡng, đào tạo nhân lực

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1166 về việc tham mưu triển khai thực hiện Quyết định số 671/QĐTTg ngày 26-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP. Buôn Ma Thuột và TP. Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

(GLO)- Nhớ hồi dạy bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi đã hỏi học trò: Em từng có ấn tượng hay cảm xúc đặc biệt gì với mùa thu chưa? Nhiều em trả lời ngập ngừng: “Em thấy mùa thu… trời mát mẻ”, “Em thấy mùa thu… lá cây rụng nhiều”, “Em thấy mùa thu… thường mưa”.