Krông Pa chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2021, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo ổn định cuộc sống người dân.
Dù chịu nhiều tác động của thiên tai nhưng năm 2021, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện vẫn nỗ lực thực hiện tốt Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện ủy về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế để tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Theo đó, tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.731,2 tỷ đồng, tăng 11,39% so với năm 2020. Diện tích gieo trồng của huyện được hơn 49.690 ha cây trồng các loại, đạt 106,5% kế hoạch, tăng 1,89% so với năm 2020. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90%, chăm sóc đạt 30%, thu hoạch đạt 50%, tưới chủ động đạt 80%, bảo vệ thực vật đạt 100%. Nhờ đó, năng suất một số cây trồng chính như lúa đạt 46,5 tạ/ha, mì đạt 22 tấn/ha. Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định và bước đầu phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn. Hiện tổng đàn bò hơn 63.300 con, trâu hơn 160 con, heo hơn 15.700 con, dê hơn 11.100 con. Tận dụng lợi thế phát triển chăn nuôi bò, huyện đẩy mạnh lai cải tạo đàn bò, phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên thịt. Đến nay, tỷ lệ bò lai của huyện đạt trên 27%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37,4 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,62% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đảm bảo hoàn thiện các tiêu chí, giữ vững các tiêu chí đã đạt; tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực để phấn đấu xây dựng xã Chư Gu, xã Uar và buôn Tiang (xã Uar) đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, thực hiện Chương trình OCOP, cơ quan chuyên môn của huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, tạo được sự lan tỏa rộng rãi đến người dân, các hợp tác xã và các hộ kinh doanh trên địa bàn. Dự kiến đến cuối năm, huyện có thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, nâng tổng số lên 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Trung tâm huyện Krông Pa nhìn từ trên cao. Ảnh: L.N
Trung tâm huyện Krông Pa nhìn từ trên cao. Ảnh: L.N
Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về phòng-chống dịch bệnh; chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh trường, lớp, cơ sở vật chất, khử trùng, khử khuẩn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đón học sinh trở lại trường học. Năm học 2021-2022, ở ba bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS có 669 lớp với 20.900 học sinh. Cùng với đó, ngành Y tế đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; tập trung triển khai tốt công tác phòng-chống dịch Covid-19. Thành lập 295 tổ Covid cộng đồng với 948 thành viên. Đến nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn đã được kiểm soát. Các chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2022, huyện phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 11%; tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 5.592 tỷ đồng, trong đó, nông-lâm nghiệp-thủy sản đạt 1.920 tỷ đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 2.372 tỷ đồng, dịch vụ đạt 1.300 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 40,6 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 39,3 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1.600 tỷ đồng; tổng diện tích gieo trồng 47.675 ha; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 51,4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,9%; xây dựng 1 xã, 1 buôn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi đạt 87,5%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 90%...
HỒ VĂN THẢO-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.